tailieunhanh - Từ một mảnh sành Thanh Hóa

Bình hoa gốm Chu Đậu(Hải Dương) ở viện bảo tàng Topkapi(thổ nhỉ kì) Vào một buổi chiều chủ nhật cuối thu năm 1978, khi lang thang trong khu trưng bày đồ cổ Châu Á của Viện bảo tàng Topkapi (Thổ Nhĩ Kỳ), tôi ngạc nhiên khi thấy 4 mảnh sành, trong đó có 3 mảnh men lam màu xanh Cobalt kiểu đời Nguyên, ghi "Đồ sành An Nam" với nét thanh thoát hình cánh hoa mẫu đơn và một mảnh khác men ngọc (Céladon) ẩn hình hoa sen, ám họa mang dáng dấp đời Tống ghi niên đại thuộc thế kỷ. | Từ một mảnh sành Thanh Hóa Theo vết con đường tơ lụa trên biển Bình hoa gốm Chu Đậu Hải Dương ở viện bảo tàng Topkapi thổ nhỉ kì Vào một buổi chiều chủ nhật cuối thu năm 1978 khi lang thang trong khu trưng bày đồ cổ Châu Á của Viện bảo tàng Topkapi Thổ Nhĩ Kỳ tôi ngạc nhiên khi thấy 4 mảnh sành trong đó có 3 mảnh men lam màu xanh Cobalt kiểu đời Nguyên ghi Đồ sành An Nam với nét thanh thoát hình cánh hoa mẫu đơn và một mảnh khác men ngọc Céladon ẩn hình hoa sen ám họa mang dáng dấp đời Tống ghi niên đại thuộc thế kỷ 9 - 11 đào được ở thành phố Fustat Ai Cập cổ đại với câu hỏi về nguồn gốc Có phải là Long Tuyền Diêu của Trung Quốc hay là của Thanh Hóa Việt Nam Điều thú vị là thành phố Fustat -vùng đất cổ ở ngoại ô thủ đô Cairo ngày nay chỉ tồn tại đến hậu bán thế kỷ 12 năm 1168 vì người bản xứ đã tự hủy diệt đập bỏ tất cả trong cuộc giao tranh vườn không nhà trống với Thập Tự Quân cho thấy mảnh sành men ngọc nêu trên đã phải có mặt trước đó. Celadon Việt nam Song ngư Vài năm sau Viện bảo tàng mỹ thuật Osaka Nhật Bản trưng bày một bát men ngọc An Nam của ông Kimura một nhà sưu tầm đồ cổ Việt Nam khá nổi tiếng bát nầy có màu men hình dáng và hoa văn rất giống với mảnh sành ở Topkapi lại thêm chú thích đáng lưu ý Celadon An Nam - rất khác với men ngọc của Long Tuyền Trung Quốc Sukhothai Sawalakok Thái Lan - có chân bát rất cao thường thoa thêm một lớp oxyt sắt mà giới chuyên môn gọi là đáy Chocolat một đặc trưng của đồ sứ gốm Việt Nam ngày trước . Hơn 10 năm sau vào những ngày cuối năm 1990 ở khu phố bán bàn ghế tủ chén giả cổ ở lăng Cha Cả ngày trước quận Tân Bình tôi tìm thấy 2 cái bát men ngọc hoàn chỉnh trong đó một bát có men tuy không dầy như bát ngọc Bắc Tống thường rất nặng tay nhưng hoàn toàn giống hệt mảnh sành và bát men ngọc ở Osaka nêu trên. Lẽ nào ngày nay còn sót lại những cổ vật quí hiếm như thế Trước khi nhắc lại lịch sử di dời của nghề đồ sứ men ngọc từ đời Tống sang nước ta xin nói phương pháp xác định 2 bát men ngọc liệu là đồ thật hay đồ giả. Theo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN