tailieunhanh - Về chữ "các" và chữ "những" trong truyện Kiều
Chữ Hán có 7 chữ các, trong đó chữ có các là gác ( trong nội các), còn chữ các này nguyên gốc có nhiều nghĩa : mỗi cái, mỗi người , tất cả, cùng, đều , nhưng sang tiếng Việt các chỉ về số nhiều có ý nói tổng quát có nghĩa là “khắp”, là từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định, gồm tất cả sự vật muốn nói đến ( Từ điển tiếng Việt ). Trong tiếng Việt thời Nguyễn Du, các rất ít được dùng và không giống như cách dùng hiện nay, các có. | về chữ các và chữ những trong truyện Kiều 1. CHỮ CẢC . Chữ Hán có 7 chữ các trong đó chữ có các ũ là gác trong nội các còn chữ các ũ này nguyên gốc có nhiều nghĩa mỗi cái mỗi người tất cả cùng đều nhưng sang tiếng Việt các chỉ về số nhiều có ý nói tổng quát có nghĩa là khắp là từ dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định gồm tất cả sự vật muốn nói đến Từ điển tiếng Việt . Trong tiếng Việt thời Nguyễn Du các rất ít được dùng và không giống như cách dùng hiện nay các có nghĩa là tất cả nhưng phải đi với mọi để đệm cho chữ mọi như trong câu 1625. Dặn dò hết các mọi đường Thuận phong một lá vượt sang bến Tề. Truyện Kiều chỉ có 4 chữ các để biểu thị số nhiều gần giống như những mà chỉ toàn bộ 2353. Kíp truyền chư tướng hiến phù. Lại đem các tích phạm tù hậu tra. 2385. Tú bà với Mã giám sinh Các tên tội ấy đáng tình còn sao 2907. Tóc tơ các tích mọi khi Oán thì trả oán ân thì trả ân. Ta thường thấy nói Thưa các vị chứ không bao giờ nói Thưa những vị -thì thấy các có nghĩa là mọi khắp cả. NHỮNG cũng chỉ về số nhiều nhưng chỉ là một thành phần trong phạm vi các mà có ý chỉ định cho nên thường nói có những gì được những gì chứ không nói có các gì được các gì. Ta có thể phân biệt các và những trong câu sau đây Trong tất cả các vị ngồi đây những ngài nào đã dự hôm qua xin ngồi sang bên trái. Các ngài ngồi bên trái thì những ngài nào trẻ ngồi dưới nhường chỗ cho những vị có tuổi ngồi trên. Như thế đủ rõ các dùng nói tổng quát cho toàn thể còn những bao giờ cũng ở trong phạm vi các mà có chỉ định. Khi nào nói về người hay một địa phương nếu nói đích danh thì nên dùng những. Thí dụ Trong các vị danh nhân nước ta thì Ngô Quyền Trần hưng Đạo Lê Lợi Nguyễn Huệ là những người có công đánh đuổi ngoại xâm. Trong các ruộng lúa ở nước ta những ruộng ở miền Bắc và miền Nam tốt hơn ruộng ở miền Trung. Trong các ruộng ở miền Bắc thì những ruộng ở Hà Đông Thái Bình phì nhiêu hơn ruộng ở Việt Trì Phú Thọ. 2. CHỮ NHỮNG - chỉ một số lượng nhiều không xác định - biểu thị ý nhấn mạnh số lượng quá
đang nạp các trang xem trước