tailieunhanh - Mối tương quan giữa thể loại âm nhạc Cung đình Huế và Ca nhạc thính phòng Huế

Bộ phận thứ hai trong dòng âm nhạc cổ truyền bác học Huế là Ca nhạc thính phòng Huế, thường được gọi một cách vắn tắt là Ca Huế. Ca Huế thuộc loại âm nhạc cổ điển thính phòng, bao gồm cả nhạc Hát và nhạc Đàn, với cả một hệ thống bài bản cấu trúc chặt chẽ, đòi hỏi một kỹ năng diễn tấu điêu luyện của cả ca công và nhạc công. Đây là một bộ phận âm nhạc đặc sắc có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, không chỉ. | Mối tương quan giữa thể loại âm nhạc Cung đình Huế và Ca nhạc thính phòng Huế Bộ phận thứ hai trong dòng âm nhạc cổ truyền bác học Huế là Ca nhạc thính phòng Huế thường được gọi một cách vắn tắt là Ca Huế. Ca Huế thuộc loại âm nhạc cổ điển thính phòng bao gồm cả nhạc Hát và nhạc Đàn với cả một hệ thống bài bản cấu trúc chặt chẽ đòi hỏi một kỹ năng diễn tấu điêu luyện của cả ca công và nhạc công. Đây là một bộ phận âm nhạc đặc sắc có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam khôn g chỉ bởi sự đậm đà bản sắc Huế mà còn in đậm dấu ấn hội tụ và lan tỏa trong lịch sử âm nhạc dân tộc. Ca Huế với những sắc thái tinh tế được hình thành trên hai điệu thức chính điệu Bắc khách và điệu Nam với một hệ thống hơi diễn tả từng cung bậc sắc thái tình cảm như hơi nhạc hơi đảo hơi thiền hơi quảng trong hệ thống điệu Bắc hơi thương hơi ai. .trong hệ thống điệu Nam. .đã tạo nên phong cách đặc trưng cho Ca Huế. Các bài bản thuộc điệu Bắc thường mang tính chất vui tươi trong sáng linh hoạt đôi lúc trang trọng các bài bản thuộc điệu Nam mang tính chất buồn thương bi ai vương vấn. Trong Ca Huế những bài ca và bản nhạc mặc dù có tên gọi giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng thật ra bài bản cho ca khác với bài bản dùng để hòa tấu. Tư liệu về bài bản nhạc đàn này ông Hoàng Yến đã ghi lại khá đầy đủ theo lối ký âm xưa đăng trong tập san BAVH 1919 mà sau đó đã được ông E. Le Bris chuyển dịch lại một phần qua lối ký âm phương Tây 1 . Các hình thức tổ chức dàn nhạc thính phòng Huế thường thấy là tam tấu ngũ tuyệt lục tuyệt. Tam tấu hòa tấu 3 nhạc cụ dây. Đàn tranh Đàn Nhị Đàn Nguyệt. Dàn Ngũ tuyệt gồm hòa tấu 5 nhạc cụ dây Đàn Tam Đàn Tỳ bà Đàn Nhị Đàn Nguyệt Đàn Tranh Dàn Lục tuyệt Trong tập san BAVH năm 1919 B chúng tôi thấy ảnh một ban Lục tuyệt gồm 6 danh cầm thời bấy giờ như Ưng Dũng Trợ Dõng Tôn Thất Văn Ưng Biều Khóa Hài Trần Trình Soạn và Hoàng Yến với các nhạc cụ sau Đàn Nguyệt Sáo Đàn Nhị Đàn Tranh Đàn Tỳ bà Đàn Tam Tuy vậy cũng trong tập san này có thêm một bức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN