tailieunhanh - Nhạc chương - một thể loại quan trọng của nhã nhạc

Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần, biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu, mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời. Đó là những khúc hát được quy định nghiêm ngặt trong từng lễ thức của những đại lễ trong triều đình. Có đến hàng trăm khúc hát có lời ca bằng chữ Hán mang nội dung phù hợp với từng cuộc tế lễ do Hàn Lâm Viện của. | Nhạc chương - một thể loại quan trọng của nhã nhạc Khi bàn về Nhã nhạc người ta thường chú trọng nhiều đến thành phần biên chế các loại dàn nhạc và bộ phận nhạc không lời do các nhạc cụ diễn tấu mà ít đề cập đến một bộ phận quan trọng của Nhã nhạc là thể loại nhạc có lời. Đó là những khúc hát được quy định nghiêm ngặt trong từng lễ thức của những đại lễ trong triều đình. Có đến hàng trăm khúc hát có lời ca bằng chữ Hán mang nội dung phù hợp với từng cuộc tế lễ do Hàn Lâm Viện của triều đình biên soạn. Khâm Định Đại Nam Hội điển Sử lệ gọi những khúc hát quy định trong các loại nhạc lễ cung đình là Nhạc chương. Mặc dù có dàn nhạc tấu theo nhưng thực chất đây là thể nhạc Hát dàn nhạc chỉ giữ vai trò đệm như ý kiến của ông Cadière trong lễ Tế Giao năm 1915 đăng trên tạp chí BAVH. Vì vậy một số tài liệu còn gọi là bài hát ca khúc hay ca để nhấn mạnh về chức năng tính đặc thù thể loại cũng như không gian và phạm vi diễn xướng duy nhất của chúng là các đại lễ cung đình thì Nhạc chương thuộc về một thể loại hát lễ thuần túy chốn triều đình - Nhã ca 1 mà tính chất chức thể tựa như loại Tụng nhạc một trong năm loại nhạc cung đình thời Tây Chu ở Trung Hoa. Hoặc có thể có giềng mối với lối Nhạc Phủ đời Hán Ngụy được Lê Quý Đôn chú giải như sau quan nha có chức vụ chọn lấy những bài thi ca cho phổ vào tiếng đàn tiếng sáo. Người đời sau gọi những thi ca được quan chức trong Nhạc phủ chọn lấy bảo tồn là Nhạc phủ. Đầu tiên Hán Vũ Đế định lễ nghi tế Giao và lập ra Nhạc phủ cho Lý Diên Niên làm Hiệp luật Đô úy. Nhạc phủ bắt đầu lập ra từ đấy . 2 Tuy nhiên đó là giềng mối xa với Trung Hoa còn giềng mối gần vẫn có người cho rằng Nhạc chương gần với lối tán tụng trong âm nhạc nhà Phật. Mặc dù vậy quan niệm nhạc cung đình Việt Nam phỏng theo Nhã nhạc triều Minh bên Tàu đã trở thành nếp trong mọi suy nghĩ về văn hóa cung đình nên nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ nhận định này. Theo chúng tôi biết Âm nhạc Phật giáo không đơn giản chỉ là tụng niệm như hiện nay . Bằng những sử .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.