tailieunhanh - Văn nhân & Ả đào

Mùa xuân đến, lòng ai không xao xuyến khi nhớ lại những mùa xuân xưa mưa đổ bụi trên những bến sông rụng tơi bời hoa xoan tím. Và trong những đêm hát, đào nương hiện ra như từ trong mộng: Mặt tròn thu nguyệt. Mắt sắc dao cau. Vào duyên khuê các. Ra - vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm - Miệng ấy thêu - Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban - Tạ. Dịu như mai - Trong như tuyết - nét phong lưu chi kém bạn Vân - Kiều. Ta lại cùng nhớ đến chút duyên. | Văn nhân A đào Mùa xuân đến lòng ai không xao xuyến khi nhớ lại những mùa xuân xưa mưa đổ bụi trên những bến sông rụng tơi bời hoa xoan tím. Và trong những đêm hát đào nương hiện ra như từ trong mộng Mặt tròn thu nguyệt. Mắt sắc dao cau. Vào -duyên khuê các. Ra - vẻ hồng lâu. Lời ấy gấm - Miệng ấy thêu - Tài lỗi lạc chẳng thua nàng Ban - Tạ. Dịu như mai - Trong như tuyết - nét phong lưu chi kém bạn Vân - Kiều. Ta lại cùng nhớ đến chút duyên xưa giữa văn nhân và ả đào mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo thưởng thức thể nghiệm các tác phẩm của mình. 1. Văn nhân trí thức xưa luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã trong đó có việc soạn thảo các thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng. Những thư tịch ấy đã có một đời sống riêng trong dòng chảy của văn hóa Việt trở thành thông điệp trao chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác mang tâm hồn và căn cước Việt Nam. 500 năm về trước tại đình làng Đông Ngạc huyện Từ Liêm Hà Nội đã diễn ra lễ hội đầu xuân cầu phúc trong không khí đại lễ trang nghiêm hào hùng. Một văn nhân hay chữ trong làng là Lê Đức Mao 1462- 1529 thay mặt 8 giáp viết 9 bài thơ để các giáp đọc và khen thưởng cho các cô đào. Đó là bài Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn soạn trước năm 1505 tức là khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Đây chính là tư liệu sớm nhất mang hai chữ ca trù . Đây cũng là bài thơ cổ nhất hiện biết có hai chữ ca trù lần đầu tiên có mặt trong văn học viết là tư liệu sớm nhất để khẳng định ca trù đã có mặt trong văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XV. Trải qua nhiều thế kỷ tục hát thờ thần ở đình Đông Ngạc vẫn được duy trì và tạo thêm nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc trong đó có lệ thưởng đào thị yến trở thành một nét đẹp về sự trân trọng của cộng đồng đối với nghệ thuật và nghệ sỹ. Tranh Nguyễn Gia Trí Tranh Phạm Công Thành Ngày hội làng các ả đào đứng trước điện thờ tay cầm lá phách hát các bài hát thờ như Thét nhạc Bắc phản Hát Giai Độc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN