tailieunhanh - Đại Danh Từ Tiếng Việt

Những nghiên cứu về tiếng Việt hiếm khi chú trọng đến nguồn gốc và đặc tính của đại danh từ. Có lẽ vì nguồn gốc tiếng Việt vẫn còn trong vòng tranh cãi, vì thiếu một khung lý thuyết khả tín về nguồn gốc của các tự vựng, ngoài điều đã được minh thị và chấp nhận qua quy ước về sự khác biệt giữa hai loại từ ngữ, Hán-Việt và thuần Nôm. Gần đây, Nguyên [1] đề nghị một mô hình mới, dựa vào mô hình ‘Cây-và-Đất’, để giải thích về sự tiến hoá thành lập tiếng Việt, gần. | Đại Danh Từ Tiếng Việt Những nghiên cứu về tiếng Việt hiếm khi chú trọng đến nguồn gốc và đặc tính của đại danh từ. Có lẽ vì nguồn gốc tiếng Việt vẫn còn trong vòng tranh cãi vì thiếu một khung lý thuyết khả tín về nguồn gốc của các tự vựng ngoài điều đã được minh thị và chấp nhận qua quy ước về sự khác biệt giữa hai loại từ ngữ Hán-Việt và thuần Nôm. Gần đây Nguyên 1 đề nghị một mô hình mới dựa vào mô hình Cây-và-Đất để giải thích về sự tiến hoá thành lập tiếng Việt gần sát với lý thuyết về nguồn gốc người Việt. Theo mô hình Cây và Đât tiếng Việt là một hỗn hợp qua lịch sử và tiến hóa lâu dài của các thứ tiếng thuộc nhiều tộc người khác nhau. Trong mô hình này tiếng Việt cơ bản là Môn-Khmer phối hợp với Thái-cổ cộng với khối Đa-Đảo chồng chất và đan xen với các thứ tiếng xuất phát từ khối Bách Việt xưa ở miền Hoa Nam từ Vân Nam Điền Việt trải qua Quảng Đông Tây và Đông Việt cho đến Phúc Kiến - Triều Châu Mân Việt Ngô Thượng Hải-Triết Giang và Hải Nam . hỗ trợ bằng nhóm tiếng Hẹ Hakka tức Hạc Việt và Miêu-Dao Miao-Yao hay Hmong-Mien . Trong bài này sẽ dùng mô hình Cây-và-Đất xem xét lại các đại từ các kết quả thích hợp sẽ được dùng để vừa giải thích vừa chứng minh cho mô hình này trong giới hạn các ngôn ngữ kể trên. Trong các đặc điểm của đại danh từ tiếng Việt có hai đặc tính nổi trội nhất cuả đại từ tiếng Việt một là chúng liên hệ đến những từ nói về quan hệ gia đình hay xưng hô liên quan đến vai vế ngoài xã hội và hai là đại từ ngôi thứ nhất số nhiều chúng tôi chúng ta dưới cả hai hình thức bao gồm và phân cách hình thức hóa qua sự dùng từ chúng tụi bọn . Hai đặc tính trên được trình bày dưới đây thật ra cũng thấy trong một số ngôn ngữ láng giềng hay những phương ngữ khác trên đất Việt mà Nguyên 2 đề ra như là những thành phần cấu tạo của ngôn ngữ Việt trong quá trình thành lập. 1. Đại từ cho ngôi thứ nhất Tôi ta tớ tui tao. Tiếng Việt có nhiều từ dùng cho ngôi thứ nhất số ít. Tôi ta tớ tui tao mỗ mình miềnh qua . cùng với một loạt các ngữ vựng chỉ địa vị của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN