tailieunhanh - Báo cáo khoa học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CHỐNG THẤM NHÀ CAO TẦNG "

Bài báo phân tích một số nguyên nhân dẫn tới thấm, dột thường xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng công trình nhà cao tầng, và đề xuất một số nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thiết kế, thi công và bảo trì nhằm đảm bảo khả năng chống thấm cho các công trình này. 1. Các dạng thấm dột thường gặp trong công trình nhà cao tầng Trong các công trình nhà cao tầng, hiện tượng thấm dột chủ yếu phát sinh tại các hạng mục như sau: - Kết cấu bao che:. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CHỐNG THẤM NHÀ CAO TẦNG KS. TRIỆU LƯU LONG VŨ TS. NGUYỄN TIẾN BÌNH Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt Bài báo phân tích một số nguyên nhân dẫn tới thấm dột thường xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng công trình nhà cao tầng và đề xuất một số nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thiết kế thi công và bảo trì nhằm đảm bảo khả năng chống thấm cho các công trình này. 1. Các dạng thấm dột thường gặp trong công trình nhà cao tầng Trong các công trình nhà cao tầng hiện tượng thấm dột chủ yếu phát sinh tại các hạng mục như sau - Kết cấu bao che mái tường phần nổi - Kết cấu phục vụ sinh hoạt nhà vệ sinh bếp ban công - Kết cấu tích chứa bể nước ngầm bể nước mái bể phốt - Kết cấu bao che phần ngầm vách nền tầng hầm. Kết cấu bao che Kết cấu bao che cho công trình nhà cao tầng bao gồm mái tường phần nổi. Thông thường kết cấu mái được thiết kế là bê tông cốt thép BTCT hoặc BTCT ứng suất trước nhà lắp ghép bên trên được thi công các lớp chống nóng chống thấm hình 1 2 . Hình 1. Mái được chống thấm bằng màng bi tum Hình 2. Màng chống thấm bị rạn nứt gây thấm dột Kết cấu mái thường được thiết kế là BTCT toàn khối tuy nhiên không được bố trí khe co dãn nhiệt. Do vậy sau một thời gian đưa vào sử dụng thậm chí có nhiều công trình đang trong quá trình thi công kết cấu mái sàn mái đã bị nứt gây thấm hình 3 . Hình 3. Thấm do nứt mái Kết cấu nhà cao tầng hiện nay chủ yếu sử dụng hệ thống khung là BTCT hoặc BTCT ứng suất trước tường bao che được xây bằng gạch đất sét nung hoặc gạch block xi măng. Do sự khác biệt về bản chất vật liệu nên tại vị trí tiếp giáp giữa tường xây với kết cấu chịu lực bị nứt tách gây thấm trên tường bao hình 4 . Hình 4. Nứt giữa vị trí tường xây với kết cấu chịu lực Nguyên nhân chủ yếu gây thấm dột mái và tường bao che như sau - Kết cấu mái chưa được thiết kế các khe co dãn nhiệt - Cấp phối bê tông và quy trình thi công bê tông chưa hợp lý - Các lớp vật liệu chống thấm bổ sung được lựa chọn không thích hợp với

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN