tailieunhanh - Báo cáo khoa học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT TCXDVN 375:2006 "
Giới thiệu tình hình phát triển tiêu chuẩn ở trong và ngoài nước . Trong nước Thời kỳ Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất, cấp động đất theo thang MSK-64 thường được xác định cho từng công trình cụ thể theo chỉ dẫn của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong khi chưa có tiêu chuẩn thiết kế chịu động đất thì nhà và công trình xây dựng ở Việt Nam thường được thiết kế kháng chấn theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ [1]. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG BIÊN SOẠN TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT TCXDVN 375 2006 . NGUYỄN ĐĂNG BÍCH KS. LÊ KHÁNH LINH Viện KHCN Xây dựng 1. Giới thiệu tình hình phát triển tiêu chuẩn ở trong và ngoài nước . Trong nước Thời kỳ Việt Nam chưa có tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất cấp động đất theo thang MSK-64 thường được xác định cho từng công trình cụ thể theo chỉ dẫn của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong khi chưa có tiêu chuẩn thiết kế chịu động đất thì nhà và công trình xây dựng ở Việt Nam thường được thiết kế kháng chấn theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ 1 Mỹ 2 Nhật 3 Pháp 4 . Các tiêu chuẩn này đánh giá độ mạnh của động đất theo các thang khác nhau chẳng hạn CHun II-7-81 theo thang MSK-64 UBC-1997 theo vùng tiêu chuẩn của Nhật theo thang JMA tiêu chuẩn của Pháp theo thang MM. Như vậy là cấp động đất do Viện Vật lý Địa cầu cung cấp theo thang MSK - 64 cần được chuyển thành vùng và thang khác nhau khi dùng các tiêu chuẩn khác nhau. Việc chuyển đổi này đã gây ra không ít phiền phức. Năm 1986 Viện Khoa học và Kỹ thuật Xây dựng cơ bản chủ trì Hội Khoa học Kỹ thuật Xây dựng Việt Nam Hội Cơ học Việt Nam bảo trợ đã tổ chức hội thảo Xây dựng công trình trong vùng có động đất 5 nhằm tiến tới việc biên soạn tiêu chuẩn thiết kế chịu động đất và các hướng dẫn tính toán thiết kế nhà và công trình trong vùng có động đất. Việc nghiên cứu tính toán kháng chấn ở Việt Nam đã được đề cập đến từ lâu nhưng đến nay số người quan tâm nghiên cứu và số ấn phẩm còn thực sự ít ỏi. Bài báo Giới thiệu và so sánh một vài công thức xác định tải trọng động đất tác dụng lên nhà và công trình của tác giả Hoàng Như Sáu Nguyễn Đăng Bích Nguyễn Thanh Sơn 6 được xem như tư liệu đầu tiên ở trong nước đề cập đến vấn đề tính toán kháng chấn. Sau đó đã có những nghiên cứu và tài liệu khác như 7 8 9 10 11 và 12 . Cơ sở dữ liệu động đất cũng được xây dựng và từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thiết kế kháng chấn. Năm 1968 Nha khí .
đang nạp các trang xem trước