tailieunhanh - Báo cáo khoa học " PHÂN TÍCH ỨNG XỬ PHI TUYẾN CỦA KHUNG PHẲNG BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ TƯỜNG XÂY CHÈN "

Bài báo trình bày phân tích ứng xử phi tuyến của khung - tường xây chèn bằng mô hình phần tử hữu hạn (PTHH) sử dụng thanh liên kết tương đương chịu nén lý tưởng “gap element”, so sánh kết quả thu nhận được với các nghiên cứu đã được công bố. 1. Mở đầu Khung có tường xây chèn do Polyakov [1] đặt nền tảng nghiên cứu từ năm 1960 và tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện cho đến ngày nay. Mỗi nghiên cứu đều có một hướng tiếp cận và quan điểm giải quyết riêng, song. | PHÂN TÍCH ỨNG XỬ PHI TUYẾN CỦA KHUNG PHẲNG BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ TƯỜNG XÂY CHÈN ThS. ĐINH LÊ KHÁNH QUỐC . BÙI CÔNG THÀNH . NGUYỄN VĂN YÊN Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài báo trình bày phân tích ứng xử phi tuyến của khung - tường xây chèn bằng mô hình phần tử hữu hạn PTHH sử dụng thanh liên kết tương đương chịu nén lý tưởng gap element so sánh kết quả thu nhận được với các nghiên cứu đã được công bố. 1. Mở đầu Khung có tường xây chèn do Polyakov 1 đặt nền tảng nghiên cứu từ năm 1960 và tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện cho đến ngày nay. Mỗi nghiên cứu đều có một hướng tiếp cận và quan điểm giải quyết riêng song nhìn chung đều thừa nhận tường xây chèn trong khung làm việc tương tự như một thanh chống chịu nén hình 1 . Bề rộng của dải tường xây chèn chịu nén trong khung thanh chống tương đương đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất 1-9 . Tại Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam tường xây chèn trong khung bê tông cốt thép BTCT được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng đặc biệt đối với các nhà chung cư tường xây chèn trong khung chiếm tỉ trọng rất lớn và có thể góp phần tăng độ cứng ngang tổng thể của công trình. Tuy nhiên trong tính toán hiện nay đa phần chỉ xem tường xây chèn trong khung là tải trọng bỏ qua độ cứng. Điều này có thể thiên về an toàn nhưng chưa phản ánh đúng ứng xử thật của công trình. 2. Cơ sở lý thuyết tính toán Polyakov và các nhà nghiên cứu trước đây 1-9 đã tiến hành khảo sát lý thuyết và thực nghiệm cho thấy tường xây chèn trong khung làm việc tương tự như một thanh chống tương đương chịu nén có liên kết khớp nối từ góc điểm đặt lực đến góc chéo đối diện hình 1b . Các nghiên cứu này đều dựa trên một số giả thuyết để xác định độ cứng của thanh chống tương đương bề rộng quy đổi tương đương của tường chèn . Chú giải các ký hiệu P - Lực nén trong thanh chống tương đương L - Bề rộng tính từ tim của khung có tường xây chèn h - Chiều cao tính từ tim của khung có tường xây chèn d t - Bề dày của tường xây chèn l

TỪ KHÓA LIÊN QUAN