tailieunhanh - Nhận thức về quá khứ trong "Di cảo thơ" của Chế Lan Viên

Trong Di cảo thơ có trên dưới năm chục bài viết trực tiếp hoặc có hình ảnh về cuộc sống đã đi qua. Trong đó, có 23 bài viết trong hai năm 1987-1988 (hai năm đầu khi đất nước và văn học tiến hành công cuộc đổi mới) hoặc viết trước đó nhưng hoàn thành vào hai năm này. | Nhận thức về quá khứ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên Trong Di cảo thơ có trên dưới năm chục bài viết trực tiếp hoặc có hình ảnh về cuộc sống đã đi qua. Trong đó có 23 bài viết trong hai năm 1987-1988 hai năm đầu khi đất nước và văn học tiến hành công cuộc đổi mới hoặc viết trước đó nhưng hoàn thành vào hai năm này. Nhận thức về quá khứ là một vấn đề lớn nhiều khi lại vượt sang những lĩnh vực khác mà người làm văn nghệ khó am tường hết nên có thể chưa nói đúng nói trúng tất cả những gì đã diễn ra trong lịch sử. Bởi vậy qua khảo sát Di cảo thơ bài viết này tập trung vào những vấn đề xuất hiện nhiều và rõ nét nhất mà Chế Lan Viên đề cập đến để rút ra những cảm nghĩ về tác giả về vấn đề phức tạp này. 1. Trước hết về vấn đề truyền thống lịch sử. Số bài số câu viết về chủ đề này không nhiều song lại giúp người đọc nhìn nhận khá cụ thể thông điệp của tác giả. Nhận thức về đặc điểm lịch sử của nước ta đã có nhiều người đề cập đến nhưng các ý kiến đó thường nghiêng về những thuận lợi. Ở Chế Lan Viên lại khác ông cho rằng từ lúc sinh ra dân tộc ta đã phải chống chọi với giặc giã với những âm mưu. Mà tuổi thơ thường chưa nhận thức hết được những âm mưu. Giặc ngoại xâm tràn đến đồng loã với nạn lũ lụt hạn hán hoành hành. Cái vòng xoáy dữ dằn đó luôn chụp xuống đầu dân tộc ta suốt mấy ngàn năm Đất nước gì mà tuổi trong nôi đã phải nhảy lên mình ngựa thép đi đánh giặc Đang cưỡi trâu chơi cờ lau cũng phải bỏ chơi mà đánh giặc Chiếc gối lông nga cũng có âm mưu của giặc trộn vào Yêu mà bị chém rơi đầu vì Mị Châu hoá giặc Cho đến cùng phải hoá Sơn Tinh Thuỷ Tinh Đánh giặc cùng nhau huy động núi non lũ lụt vào vòng chiến tình yêu Mà cướp một cô Nàng Đất nước lap . Trong một lần khác Chế Lan Viên lại khắc sâu thêm đặc điểm này nhưng không phải như một số người chỉ nghiêng về ý chúng ta có truyền thống chống giặc từ lúc mới lập nước mà với ý nghĩa là từ lúc sinh ra dân tộc ta đã phải đối phó với giặc ngoại xâm Ở đất nước ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN