tailieunhanh - BÀI GIẢNG MÔN HỌC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM part 9

. Các bước thực hiện ISO 14000: Lãnh đạo cam kết Đánh giá và lập kế hoạch Thiết lập hệ thống môi trường Áp dụng hệ thống Đánh giá, cải tiến Chứng nhận . Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 Ngày 01/09/2005, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của. | . Các bước thực hiện ISO 14000 - Lãnh đạo cam kết - Đánh giá và lập kế hoạch - Thiết lập hệ thống môi trường - Áp dụng hệ thống - Đánh giá cải tiến - Chứng nhận . Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 2005 Ngày 01 09 2005 Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO International Organization for Standardization đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000 2005. Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dủng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa HACCP và GMP trong sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 2005 tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đối với các tổ chức đặc biệt khi phải vận hành một một lúc ISO 9001 2000 HACCP GMP. . Các yếu tố chính của ISO 22000 2005 Tiêu chuẩn ISO 22000 2005 đưa ra bốn yêu tố chính đối với một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các yếu tố này đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm Food chain từ khâu đầu tiên đến khi tiêu thụ sản phẩm. Bốn yếu tố chính của tiêu chuẩn này là - Trao đổi thông tin tương hỗ interactive communication Các thông tin tương hỗ rất cần thiết nhằm đảm bảo các mối nguy được xác định và kiểm soát một cách đầy đủ ở mỗi giai đoạn trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm. Trao đổi thông tin với khách hàng và các nhà cung ứng về các mối nguy đã được xác định và các biện pháp kiểm soát hướng đến đáp ứng công khai các yêu cầu của khách hàng. - Quản lý hệ thống Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thiết lập vận hành và luôn cập nhật trong bộ khung của một hệ thống quản lý đã được cấu trúc đồng thời thống nhất với toàn bộ hoạt động quản lý chung trong một tổ chức. Điều này giúp tối đa hóa lợi ích cho khách hàng và các bên quan tâm.