tailieunhanh - Nguyên lí "đồng sáng tạo" qua các kiểu kết thúc của truyện ngắn Pháp những thập niên cuối thế kỉ XX

1. Trải qua nhiều thế kỉ, tư tưởng nghệ thuật phương Tây luôn bị chi phối bởi hai luận thuyết "tái hiện" và "biểu hiện", theo đó, một tác phẩm thường được coi là kết quả của thế sự khách quan hay biểu hiện nội tâm của tác giả. | V ft -l- r À ft F Nguyên lí đồng sáng tạo qua các kiểu kết thúc của truyện ngắn Pháp 1 J 1 A Ấ J 1 Ấ 1 - những thập niên cuôi thế kỉ XX 1. Trải qua nhiều thế kỉ tư tưởng nghệ thuật phương Tây luôn bị chi phối bởi hai luận thuyết tái hiện và biểu hiện theo đó một tác phẩm thường được coi là kết quả của thế sự khách quan hay biểu hiện nội tâm của tác giả. Tuy nhiên sự ra đời của lí thuyết tiếp nhận vào những năm 60 của thế kỉ XX với sự đóng góp của hai nhà khoa học Đức là Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser đã tạo ra những thay đổ i lớn trong tư duy nghệ thuật ở phương Tây và trên thế giới nói chung. Với luận đề Vấn đề chính của sáng tác nghệ thuật không phải là do cấu trúc tinh vi phức tạp như thế nào mà quan trọng nhất là người thưởng ngoạn tác phẩm đó đã tiếp nhận nó ra sao Hans Robert Jauss không chỉ đặt lại vấn đề viết lịch sử văn học mà còn đưa ra một tiêu chí đánh giá tác phẩm nghệ thuật mới. Theo ông sự thực của tác phẩm văn học gồm hai mặt với nhà văn nó là sự thể hiện ý đồ sáng tạo tuy nhiên với bạn đọc nó phải được đánh giá bằng sự tiếp nhận thực tế như thế nào. Thành thử nếu viết lịch sử văn học mà chỉ bao gồm lịch sử nhà văn và tác phẩm thì đó chỉ là cách nhìn phiến diện . Chỉ khi nào viết được lịch sử tiếp nhận của người đọc đối với tác phẩm của nhà văn thì đó mới đúng là lịch sử văn học 1 . Vậy là tác phẩm văn học chỉ trở nên hoàn chỉnh khi được người đọc tiếp nhận. Wolfang Iser cũng coi tác phẩm là kết quả sự gặp gỡ giữa văn bản và người đọc. Trong Hành động đọc. Lí thuyết hiệu ứng thẩm mĩ L Acte de lecture. La théorie de 1 effet esthétique Bruxelle Margada 1985 ông khẳng định chỉ có qua hành động đọc thì một văn bản mới có thể trở thành một tác phẩm vì thế văn bản cần có kết cấu vẫy gọi - tức là những yếu tố vừa là cơ sở cấu thành tác phẩm vừa có khả năng kích thích người đọc thực hiện chức năng của mình góp phần biến văn bản thành tác phẩm. Những yếu tố này đã được nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý tóm tắt trong Lời giới thiệu . Jauss và Mĩ học tiếp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG