tailieunhanh - Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 1

Trong giai đoạn văn học 1930-1945, so với những nhà văn đã thành danh như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng là người đến muộn. | Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 1 Trong giai đoạn văn học 1930-1945 so với những nhà văn đã thành danh như Nguyễn Công Hoan Thạch Lam Nguyên Hồng Nguyễn Huy Tưởng là người đến muộn. Nhưng ngay từ khi xuất hiện Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn được một thế đứng vững chắc với tư thế của một nhà tiểu thuyết và viết kịch trước những vấn đề của hôm qua và hôm nay của lịch sử và dân tộc. Dễ nhận ra trong các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng Đêm hội Long Trì 1942 Vũ Như Tô 1943 An Tư 1944 Cột đồng Mã Viện 1944 ngay từ nhan đề đến văn bản nghệ thuật đều không đi chệch ra khỏi quỹ đạo của đề tài lịch sử. Cảm hứng lịch sử chất liệu lịch sử đã trở thành cảm hứng bao trùm trong các trang viết của nhà văn. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất phát tích những truyền thuyết huyền thoại lịch sử vùng đất Dục Tú phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh nay thuộc huyện Đông Anh Hà Nội quê hương Nguyễn Huy Tưởng đã truyền cho ông niềm say mê lịch sử và văn hóa dân tộc. Ngay khi đang học thành chung Nguyễn Huy Tưởng đã ý thức được vai trò của lịch sử trong đời sống nhân loại Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng được mà cày ruộng nào cũng được Nhật ký tư tưởng 13-1 -1932 . Điều đó đã lý giải vì sao trong các sáng tác của ông ở bất cứ thể loại nào đều mang đậm cảm quan lịch sử. Vào thời điểm những năm bốn mươi của thế kỷ XX các tác phẩm Đêm hội Long Trì An Tư Vũ Như Tô Cột đồng Mã Viện không chỉ nhanh chóng xác lập vị trí của Nguyễn Huy Tưởng trên văn đàn Việt Nam mà còn sớm định danh ông là một tiểu thuyết gia lịch sử một cây bút chuyên sâu về đề tài lịch sử. Trong cảm quan sáng tạo của Nguyễn Huy Tưởng ở Đêm hội Long Trì và An Tư lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn triển khai những băn khoăn trăn trở không thôi day dứt tâm thế của người cầm bút về thân phận con người về ý thức công dân và sứ mệnh của nghệ thuật. Với các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì An Tư Nguyễn Huy Tưởng đã tỏ ra sở trường trong tạo dựng bối cảnh tình thế trong cách đặt vấn đề về sự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN