tailieunhanh - Mối quan hệ giữa "nhập thế" của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam Phần 2

Vào năm 981, để trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã làm một bài thơ Quốc tộ: Quốc tộ như đẳng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh | Mối quan hệ giữa nhập thế của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam Phần 2 Vào năm 981 để trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước Thiền sư Đỗ Pháp Thuận đã làm một bài thơ Quốc tộ Quốc tộ như đẳng lạc Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh Vận nước rất bền vững Trời Nam mở thái bình. Vô vi trên điện gác Chốn chốn dứt đao binh Bài Quốc tộ là một bài thơ cổ nhất còn giữ được của dòng văn học viết Việt Nam. Tuy là tác phẩm thuộc thời kỳ nảy nở của văn học Việt Nam nhưng nó rất chuẩn xác về vần bằng trác. Với phong cách đi sát hiện thực nó đã sớm xác lập được hướng đi cho cả một tiến trình văn học về sau. Đó là tiến trình của một nền văn học luôn luôn gắn chặt với những vấn đề có liên quan tới vận mệnh của đất nước. Khi bàn về tình trạng văn học đương thời Lê Quý Đôn đánh gia cao thơ và từ của Đỗ Pháp Thuận và Ngô Chân Lưu Câu thơ của sư Thuận làm cho sứ thần nhà Tống phải kinh phục văn từ Chân Lưu vang tiếng trong một thời 26 . Quốc sư Vạn Hạnh đã viết 5 bài thơ trong đó bài Thị đệ tử là bài thơ có giá trị nhất Thân như điện ảnh hữu hoàn vô. Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố uý Thịnh suy như lộ thảo đầu phô. Thân như bóng chớp có rồi không Cây cối xuân tươi thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kia ngọn cỏ giọt sương đông Bài thơ Cáo tật thị chúng của Đại sư Mãn Giác 1096 tuy là cảm thán sự ngắn ngủi của cuộc đời con người nhưng đồng thời cũng báo cho chúng ta biết một hy vọng của cuộc sống đang khi khó khăn gian nan thể hiện một tinh thần khắc phục hoàn cảnh để mà vươn lên Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Xuân qua trăm hoa rụng Xuân tới trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN