tailieunhanh - Bi kịch hóa trần thuật - Một phương thức tự sự (Trên cứ liệu "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư)

Văn xuôi Việt Nam thời gian gần đây thiên về tìm tòi đổi mới cách kể. Hứng thú của các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu phê bình là vấn đề cách kể như thế nào hơn là vấn đề kể cái gì. | Bi kịch hóa trần thuật - Một phương thức tự sự Trên cứ liệu Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Văn xuôi Việt Nam thời gian gần đây thi ên về tìm tòi đổi mới cách kể. Hứng thú của các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu phê bình là vấn đề cách kể như thế nào hơn là vấn đề kể cái gì. Đây cũng là điều hợp quy luật nó đẩy cách sáng tạo cách hiểu cách tiếp nhận về gần hơn với đặc trưng thẩm mỹ của văn học. Một trong những cách kể được nhiều người quan tâm và đã có những vận dụng thành công nhất định là bi kịch hoá trần thuật. Ở bài viết này chúng tôi xin đi tìm hiểu cách kể này dựa trên cứ liệu hai tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư Giải thưởng năm 2006 và Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng Giải thưởng năm 2007 . Lý thuyết tự sự trước nay ghi nhận hai hình thức trần thuật cơ bản trần thuật ở ngôi thứ ba khách quan hoá và trần thuật ở ngôi thứ nhất chủ quan hoá . Cách phân biệt này mới chỉ dừng ở hình thức bề ngoài chứ chưa đi sâu vào phương thức tự sự bên trong. Điều này cũng chứng tỏ người ta chưa xem người kể đứng gần hay xa các sự kiện nhân vật trong truyện một cách cụ thể. Chúng tôi đặt vấn đề bi kịch hoá trần thuật cụ thể hơn là bi kịch hoá nhân vật người kể chuyện để tìm hiểu sâu hơn một bước cụ thể hoá hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất. Theo chúng tôi khi người kể được nhân vật hoá sẽ thoả mãn hai chức năng chức năng miêu tả hoàn cảnh không gian thời gian các biến cố sự kiện và chức năng phát hiện ra thế giới bên trong c ủa nhân vật người kể chuyện. Người kể không chỉ kể mà còn đóng vai là một nhân vật do vậy tất yếu phải biểu hiện những quan niệm suy nghĩ t ình cảm với ngôn ngữ giọng điệu của một con người cụ thể. V ì thế câu chuyện không chỉ lôi cuốn sự chú ý của người đọc theo dòng các s ự kiện mà còn lôi cuốn người đọc vào cả lời kể cách kể. Nhờ thế đã tạo ra hai hiệu quả tạo ra ảo giác ở độc giả về tính khách quan của nội dung câu chuyện và thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của người kể chuyện. Điều này đã được .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN