tailieunhanh - Bài thơ "Trên đầu tôi lại những đám mây đen..." phương pháp phân tích Phần 1

Bài viết ngắn này là phần nhập môn của giáo trình Phân tích văn bản thơ, dung lượng của nó không lớn, chủ yếu giảng về kĩ thuật phân tích các bài thơ riêng lẻ theo kiểu chuyên khảo. Vào những năm 1960-1980, đây là thể loại ngữ văn học rất được ưa chuộng: nó cho phép các nhà nghiên cứu không phải dài dòng, chỉ cần luận bàn ngắn gọn về nội dung tư tưởng, sau đó tập trung vào bình diện kĩ thuật thơ của tác phẩm. t. | Bài thơ Trên đầu tôi lại những đám mây đen. phương pháp phân tích Phần 1 Bài viết ngắn này là phần nhập môn của giáo trình Phân tích văn bản thơ dung lượng của nó không lớn chủ yếu giảng về kĩ thuật phân tích các bài thơ riêng lẻ theo kiểu chuyên khảo. Vào những năm 1960-1980 đây là thể loại ngữ văn học rất được ưa chuộng nó cho phép các nhà nghiên cứu không phải dài dòng chỉ cần luận bàn ngắn gọn về nội dung tư tưởng sau đó tập trung vào bình diện kĩ thuật thơ của tác phẩm. Thậm chí lúc ấy đã thấy có mấy cuốn sách được viết ra chỉ để phân tích như thế. Trước hết là cuốn sách mẫu mực của Iu. Lotman Phân tích văn bản thơ Lotman 1972 . Thứ đến là ba tập tuyển của các tập thể tác giả trong đó có những bài phân tích đã gặt hái được ít nhiều thành công Điệu luật thơ trữ tình Nga L. 1973 Phân tích một bài thơ L. 1985 Russische Lyrik Einfuhrung in die literaturwis-senschaftliche Textanalyse Thơ trữ tình Nga Nhập môn phân tích văn bản dưới góc độ nghiên cứu văn học Mủnchen 1982 . Nhưng tác giả của đa số những bài viết ấy đều cố lướt nhanh các giai đoạn phân tích sơ giản cơ bản có tính chất phổ quát đối với bất kì một bài thơ nào được mang ra xem xét để rồi vội vã chuyển qua các hiện tượng phức tạp mang tính tiêu biểu đối với từng tác phẩm nói riêng. Song chúng tôi sẽ cố gắng trình bày những thủ pháp đơn giản nhất mà có thể bắt đầu từ đó để tiến hành phân tích bất kì một văn bản thơ nào - từ văn bản giản đơn như viết cho trẻ thơ cho đến những văn bản tinh tế - phức tạp nhất. Ở đây chỉ bàn về việc phân tích nội tại - tức là sự phân tích không vượt ra ngoài giới hạn của những gì được nói trực tiếp trong văn bản. Và như thế để hiểu bài thơ chúng ta không cần bận tâm với các tư liệu về tiểu sử tác giả về bối cảnh sáng tác hay đối chiếu so sánh với các văn bản khác. Ở thế kỉ XIX các nhà ngữ văn học rất say sưa với việc đọc ra những chi tiết tiểu sử trong văn bản đến thế kỉ XX người ta lại thích thú với việc đọc ra các văn bản ngầm và liên văn bản văn học và làm việc này theo hai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN