tailieunhanh - Dùng phân xanh bón cho ao nuôi cá

Dùng phân xanh bón cho ao nuôi cá, tôm Hiện nay nhiều nơi đã dùng lá cây (kể cả thân cành cây non) đem d ầm xuống ao (gọi là "lá dầm") làm nguồn phân bón rất tốt cho ao nuôi cá. Có hai cách dùng lá | Dùng phân xanh bón cho ao nuôi cá, tôm Hiện nay nhiều nơi đã dùng lá cây (kể cả thân cành cây non) đem dầm xuống ao (gọi là "lá dầm") làm nguồn phân bón rất tốt cho ao nuôi cá. Có hai cách dùng lá dầm để nuôi tôm, cá Cách 1: Thường áp dụng với những ao hồ có thời gian tháo cạn nước tương đối dài. Sau khi tháo cạn nước người ta gieo hạt hay cấy cây phân xanh xuống đáy ao. Khi cây đã cao, cắt sát gốc hoặc chỉ cắt cây ngang với mức nước ngập trong ao. Phần ngọn được bó lại ngâm xuống ao hoặc cày vùi vào đất rồi đưa nước vào ao, sau đó thả cá vào ao ươm nuôi. Phần gốc ngâm dưới nước sẽ bị phân hủy dần dần. Hiệu quả là thức ăn của cá, nhất là sinh vật đáy phát triển rất mạnh. Năng suất cá trong những ao này tăng trung bình 60%. Nhiều địa phương đã trồng xen kẽ nhiều loại cây phân xanh, nhất là những cây họ đậu (muồng, điền thanh.) vào đáy ao ươm khi ao cạn. Những ao trơ cứng, nhờ trồng cây phân xanh mà lớp đáy ao dần dần được cải tạo, hình thành và tích lũy lớp mùn. Cách 2: Cắt thân, lá xanh của cây mọc trên cạn để dầm xuống nước. Sau một thời gian chúng bị rữa nát và làm giàu chất thải hữu cơ cho ao. Cành lá dầm có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, vitamin. có thể trực tiếp cung cấp cho cá, tôm. Mặt khác, sau khi lá dầm phân hủy, số lượng vi khuẩn phát triển rất nhanh, có thể tăng 100 lần, tạo điều kiện cho những loại tảo và động vật phù du, động vật đáy phát triển. Cách bỏ dầm tốt nhất: Bó lỏng tay thành những bó nhỏ, gọn. Nên chọn những chỗ thoáng để bỏ dầm, tốt nhất là ở chỗ đầu gió để nhờ gió phân tán đều các chất hữu cơ trong ao. Chọn góc ao nào dãi nắng có nhiệt độ cao, lá dầm càng chóng phân hủy. Không để các bó dầm phân tán trôi nổi khắp mặt ao. Sau khi dầm vài ngày cần đảo bó lá thường xuyên, tránh tình trạng để nửa bó dưới rữa, nửa bó trên vẫn còn xanh. Khi cành lá dầm phân hủy hết, vớt hết cành, lá khô lên bờ rồi tiếp tục cho bó dầm mới xuống, không nên để lá dầm chiếm quá 10 – 15% diện tích ao. Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã tìm được cách sử dụng lau sậy làm phân xanh. Đây là loại cây khó phân hủy, khi chìm xuống đáy làm bẩn vực nước, làm xấu chế độ khí, gây nguy hại cho cá con, các sinh vật làm thức ăn cho cá, tôm ít phát triển. Người ta đem lau, sậy nghiền nhỏ thành bột (kích thước 0,6 – 0,9mm). Đem bón bột cây và phân đạm vào những vùng cá thường tập trung. Nhờ vậy chế độ ôxy trong nước được cải thiện, động vật phù du – thức ăn của cá con phát triển rất mạnh. Mật độ cá nuôi tăng gấp 10 lần. Ở nước ta có nhiều loại cây lá có thể dùng làm lá dầm như dây khoai lang, lá các loại rau như bắp cải, rau dền, rau muống, lá su hào, lá khoai tây, râm bụt, lá cây họ cúc như cúc tần, cỏ lào, các cây họ đậu như điền thanh, muồng, cốt khí. Ngoài ra có thể dùng cả bèo cái, bèo hoa dâu, bèo tấm. nhưng phải phơi tái rễ, băm nhỏ mới cho xuống ao. Khi chọn lá dầm, không nên dùng những cây có vị đắng, hắc, cay, có chất độc, chất dầu như lá han, xương rồng, thàn mát, xoan. bỏ xuống ao có thể làm chết cá. Một số loại lá dầm như khoai lang dùng rất tốt nhưng nên bỏ dải vì khi phân hủy làm nước có màu đen, nếu bỏ nhiều cùng một lúc sẽ làm giảm độ trong của nước, do đó tảo kém phát triển, thức ăn của cá mè sẽ giảm sút rõ rệt. Mặt khác việc phân hủy lá dầm lại tiêu hao ôxy nhanh và tạo ra nhiều khí cácbonic làm cho ao trở nên chua. Vì thế nếu bỏ lá dầm nhiều hoặc không đúng lúc, sự hô hấp bình thường của cá sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết ngạt. Hiệu quả của lá dầm để nuôi cá, tôm sẽ rất cao, khi bón thêm phân vô cơ đạm, lân cho ao. Nhờ bón phân vô cơ kết hợp với lá dầm có thể nuôi ghép nhiều loại cá có tính ăn khác nhau như mè trắng, mè hoa, rô phi, chép, trôi. Báo Nông nghiệp Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN