tailieunhanh - Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của nước ta giai đoạn 2008-2010
Sự nghiệp đổi mới kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thắng lợi rất khả quan, trước hết phải kể đến thắng lợi của mặt trận nông nghiệp. Trong nông nghiệp, thắng lợi lớn nhất là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói kéo dài, Việt Nam không chỉ tự túc được lương thực ổn định, mà còn vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là một kỳ tích mà cả thế giới biết đến | Về mặt tổ chức thu mua lúa gạo cho xuất khẩu, hiện nay do chúng ta đã bãi bỏ quy định hạn chế đầu mối xuất khẩu gạo, mà số lượng các đơn vị kinh doanh lên tới khoảng 100 doanh nghiệp. Điều này tạo nên sự cạnh tranh tích cực trong việc thu mua lúa gạo xuất khẩu. Trong đó tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood I) và tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood II) là hai đơn vị Nhà nước chủ lực đã xuất khẩu khối lượng lớn các hợp đồng chính phủ cũng như các hợp đồng thương maị thuần tuý. Tuy nhiên, theo đánh giá thì hiện 80% lượng lúa hàng hoá ở ĐBSCL lượng mua chủ yếu qua các kênh tư nhân để sau đó bán lại cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu. Vì vây, lúa hàng hoá từ sau khi thu hoạch và xay xát đã liên tục được hcuyển quyền sở hữu đảo kho vận chuyển và sơ chế nhiều lần. Điều này khác với Thái Lan, lúa hàng hoá sau khi thu hoạch được người dân đem bán “tươi” cho các công ty chế biến, rồi thông qua các công ty xuất khẩu để bán ra nước ngoài. Trong khi ở Việt Nam, người nông dân luôn bị động trước giá cả thị trường, thì người xuất khẩu lại không phải là người có hàng, nên xảy ra tình trạng tranh bán khi thị trường tiêu thụ khó kkhăn, tranh mua khi tiêu thụ thuận lợi. Hiện tượng một doanh nghiệp cùng chào bán cho một khách hàng thường xảy ra, đây là nguyên nhân gây ép giá và hiệu quả xuất khẩu lúa gạo thấp. Một số giải pháp giải quyết tình trạng trên:
đang nạp các trang xem trước