tailieunhanh - Kiến thức lớp 10 "Độc Tiểu Thanh Ký" –Nguyễn Du-hành trình đến với công chúng

Hành trình Độc tiểu thanh ký đi đến với công chúng Không phải là chỉ từ năm 1993, khi có ý kiến phê bình việc dịch nghĩa, dịch thơ bài Độc Tiểu Thanh ký trong sách giáo khoa Văn 10(3), thì giới nghiên cứu mới thực sự chú ý đến bài thơ này và đã tạo ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi như Nguyễn Đăng Na đã viết. | Kiến thức lớp 10 Độc Tiểu Thanh Ký -Nguyễn Du-phần 10 I. Hành trình Độc tiểu thanh ký đi đến với công chúng Không phải là chỉ từ năm 1993 khi có ý kiến phê bình việc dịch nghĩa dịch thơ bài Độc Tiểu Thanh ký trong sách giáo khoa Văn 10 3 thì giới nghiên cứu mới thực sự chú ý đến bài thơ này và đã tạo ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi như Nguyễn Đăng Na đã viết. Sự thực một sự việc tương tự đã xẩy ra từ hơn nửa thế kỷ trước. Năm 1924 trong cuốn Truyện cụ Nguyễn Du hai tác giả là Phó bảng Phan Sĩ Bàng và Giải nguyên Lê Thước dựa theo ý kiến của ông Nghè Nguyễn Mai thuộc thế hệ thứ mười của dòng họ Nguyễn Tiên Điền lần đầu tiên công bố hai câu cuối của bài này và giới thiệu là lời khẩu chiếm của Nguyễn Du trước khi mất. Bàn về tâm sự Nguyễn Du hai ông đã viết Ngài là một người vẫn có tính hay sầu mà lại sinh vào buổi loạn lạc gặp nhiều những cảnh sầu phải làm những điều bất đắc dĩ cho nên cái tình sầu của ngài cứ đeo đẳng mãi với cái thân thế của ngài cho đến lúc lâm chung cũng còn chưa hết xem như lúc ngài mất có câu khẩu chiếm như thế này thời đủ biết Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. Ba trăm năm lẻ qua rồi. Trên trần biết có còn ai khóc mình 4 . Năm 1925 Phó bảng Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo Truyện Kiều. Lời tựa do Trần Trọng Kim viết cũng theo chiều hướng nhận định đó Vì thời thế bắt buộc khiến tiên sinh không giữ được cái nghĩa trung thần bất sự nhị quân. Bởi thế nên khi tiên sinh sắp mất có khẩu chiếm hai câu rằng Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như 5 . Nhà học giả Phan Văn Hùm ở miền Nam cũng tán đồng ý kiến đó Tính ra từ năm Gia tĩnh triều Minh 1522 đến năm Canh thìn 1820 thì sẽ sít số 300 năm. Vậy đến ngày chết Nguyễn Du vẫn mang canh cánh bên lòng Truyện Thuý Kiều mà nhớ rằng mình khéo dư nước mắt khóc người ở 300 năm trước mình rồi .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.