tailieunhanh - Bệnh Học Thực Hành: Bệnh về tai

Theo YHHĐ, từ năm 1959, các nhà giải phẫu đã nêu ra sự liên hệ giữa các cơ quan tạng phủ và loa tai qua: Các đường tuỷ, nhờ các đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh tai to; Não bộ: chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba và nhờ vào dây trung gian Trisberrg và dây lưỡi hầu; . | BỆNH VỀ TAI A- Đại cương 1- Sự liên hệ giữa Tai và Tạng Phủ Theo YHCT Thiên Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình Linh Khu 4 ghi Thập nhị kinh mạch tam bách lục thập ngũ lạc kỳ huyệt khí giai thượng vu diện nhi tẩu không khiếu. Kỳ liệt khí tẩu vu nhi vi thính. Khí huyết của 12 Kinh Mạch 365 Lạc khí huyết đều chạy lên mặt tưới nhuần các khiếu ngũ quan . Khí huyết đi ra trước vào tai làm cho nó nghe được. . Thiên Kinh Mạch Linh Khu 10 cũng ghi lại sự tuần hành của 6 kinh Dương đi qua vùng tai. Tuy 6 kinh âm không trực tiếp đi qua tai nhưng các kinh Biệt của các kinh Âm này hợp với kinh Biệt của 6 kinh Dương vì vậy cũng có liên hệ với Tai. Thiên Mậu Thích Tố Vấn 63 ghi Năm Lạc của thủ túc Thiếu âm Thái âm túc Dương minh đều hội trong tai . Thiên Khẩu Vấn Linh Khu 28 ghi Nhĩ vi tổng mạch chi số tụ Tai là nơi tụ tập của các mạch . Thiên Mạch Độ Linh Khu 17 ghi Thận khí thông ra tai Thận bình thường thì có thể nghe được . Các đoạn trích dẫn trên cho thấy có sự liên hệ giữa tai và các Tạng phủ cơ quan. Theo YHHĐ Từ năm 1959 các nhà giải phẫu đã nêu ra sự liên hệ giữa các cơ quan tạng phủ và loa tai qua Các đường tuỷ nhờ các đám rối cổ nông là nơi đã phát ra dây thần kinh tai to. Não bộ chủ yếu dựa vào dây thần kinh sinh ba và nhờ vào dây trung gian Trisberrg và dây lưỡi hầu. Hệ thần kinh thực vật qua các sợi của thần kinh giao cảm và phó giao cảm kích thích ống tai ngoài gây nấc ợ hơi xoa nắn tai gây sôi bụng nuốt. 2- Sinh lý học tai Theo sinh lý học tai giữ hai nhiệm vụ chính 1. Tiếp nhận âm thanh giúp người ta nghe được nhờ các cấu tạo khá đặc biệt từ ngoài vào trong vì thế có trường hợp do điếc dẫn truyền liên hệ với tai ngoài và điếc tiếp nhận liên hệ với tai trong . Sách Nội Kinh gọi tai là Thám Thính Quan vị quan chủ về nghe . 2. Điều hòa thăng bằng cơ thể do chức năng của tiền đình ở tai trong. Khi tiền đình bị tổn thương cơ thể sẽ không giữ được thăng bằng. Tiền đình bên phải bị tổn thương sẽ lệch đầu và mất thăng bằng về bên trái và ngược lại. Trong các sách Đông Y xưa cũng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN