tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Về quyền sử dụng đất làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi "

Thực trạng sử dụng đất làm nương rẫy Sau 10 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về sản xuất lương thực: sản lượng lương thực toàn quốc đạt trên 35 triệu tấn, xuất khẩu gạo trên 4 triệu tấn/ năm. ở nhiều vùng an ninh lương thực đã được đảm bảo. Tuy nhiên, ở miền núi, vùng cao mối quan tâm hàng đầu của người dân vẫn là sản xuất đủ lương thực (khoảng 300kg/ người/ năm), chỉ trừ một số ít vùng đã chuyển đổi sang chuyên canh sản. | về quyền sử dụng đất làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Vũ Long Nguyên cán bộ Viện KHLN Việt Nam 1. Thực trạng sử dụng đất làm nương rẫy Sau 10 năm đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt được thành tựu to lớn về sản xuất lương thực sản lượng lương thực toàn quốc đạt trên 35 triệu tấn xuất khẩu gạo trên 4 triệu tấn năm. ở nhiều vùng an ninh lương thực đã được đảm bảo. Tuy nhiên ở miền núi vùng cao mối quan tâm hàng đầu của người dân vẫn là sản xuất đủ lương thực khoảng 300kg người năm chỉ trừ một số ít vùng đã chuyển đổi sang chuyên canh sản xuất cây công nghiệp tập trung như cao su cà phê chè và có điều kiện trao đổi hàng hoá. Nguyên nhân chính là điều kiện sản xuất lương thực của miền núi vùng cao rất khó khăn địa hình đồi núi đất dốc là chính ruộng và đất màu rất ít. Các vùng miền núi và trung du Bắc bộ Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có diện tích chiếm 80 diện tích tự nhiên toàn quốc nhưng đất nông nghiệp chỉ chiếm gần 45 đất nông nghiệp toàn quốc 4 2 triệu ha trong đó đất lúa và màu chỉ chiếm 44 58 1 9 triệu ha . Khả năng khai hoang mở rộng đất sản xuất lương thực rất hạn chế ở miền núi diện tích đất bằng chưa sử dụng ít chỉ có ha chiếm 6 35 tổng diện tính đất chưa sử dụng diện tích nương cố định cũng không nhiều ha . Do đó đồng bào miền núi vùng cao phải sử dụng nhiều đất dốc vào canh tác nông nghiệp với hình thức thích hợp nhất là canh tác nương rẫy luân canh hoặc du canh để bảo đảm thêm phần lương thực. ởvùng cao nhất là Tây Bắc người dân làm nương rẫy là phổ biến để tạo nguồn lương thực chính cho họ. Tổng diện tích đất canh tác lương thực của xã thuộc chương trình 135 là 1 3 triệu ha thì chỉ có 0 6 triệu ha ruộng và nương cố định còn 0 7 triệu ha 53 8 là nương rẫy. Một số vùng ở miền núi phía Bắc hầu như không có ruộng hoàn toàn phải làm nương rẫy luân canh du canh. Đến nay 2001 đối tượng vận động định canh định cư còn khá lớn và rộng nhân khẩu hộ xã 222 huyện tập trung ở miền

TỪ KHÓA LIÊN QUAN