tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Vài nét về Vấn đề cơ giớI hoá phục vụ trồng rừng trên vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long "

Diện tích đất phèn chiếm 1/3 trong tổng số gần 4 triệu héc ta đất ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), và phân bố ở hầu hết các tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở 1 số tỉnh như: Long an, Đồng Tháp, Kiên Giang ,An Giang . Đất phèn ở ĐBSCL nhìn chung phân bố ở những nơi có địa hình thấp, được hình thành do qúa trình bồi lắng phù sa của các con sông từ ngàn xưa. Hàng năm vào cuối mùa mưa cho đến hết mùa lũ (Từ tháng 9 đến tháng 2), phần. | Vài nét về Vấn đề cơ giớI hoá phục vụ trồng rừng trên vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Quang Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Diện tích đất phèn chiếm 1 3 trong tổng số gần 4 triệu héc ta đất ở Đồng bằng sông Cửu long ĐBSCL và phân bố ở hầu hết các tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở 1 số tỉnh như Long an Đồng Tháp Kiên Giang An Giang. . Đất phèn ở ĐBSCL nhìn chung phân bố ở những nơi có địa hình thấp được hình thành do qúa trình bồi lắng phù sa của các con sông từ ngàn xưa. Hàng năm vào cuối mùa mưa cho đến hết mùa lũ Từ tháng 9 đến tháng 2 phần lớn diện tích đất ở các nơi này bị ngập theo địa hình từng vùng và mực nước lũ hàng năm độ ngập nước trung bình dao động từ m đến 1m so với mặt đất tự nhiên . Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu đất môi trường và lâm sinh thì ở những vùng phèn nặng và vùng hoang hóa chưa có hệ thống kênh mương thủy lợi hoàn chỉnh việc sử dụng đất vào mục đích trồng rừng đang mang lại hiệu qủa kinh tế cao và hiện nay các giống tràm Melaleuca sps. đang đợc coi là loài cây thích hợp. Trên thực tế ở một số tỉnh như Long An Tiền Giang Kiên Giang trào trồng rừng và diện tích rừng trồng đang gia tăng. Nhiều hộ nông dân đã chuyển đổi từ gieo trồng cây nông nghiệp sang trồng tràm vì năng suất và giá thu mua của một sồ loại nông sản ở vùng này thường thấp và không ổn định. Theo số liệu thống kê của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long an tính đến năm 1999 toàn tỉnh trồng được 35869 ha rừng. Để đạt được chỉ tiêu 60438 ha rừng vào năm 2010 phải trồng thêm 24869 ha trong đó 11899 ha là đất hoang hóa số còn lại phần lớn là đất nông nghiệp chuyển sang Nhu cầu trồng rừng hiện nay cũng như trong thời gian tới trên vùng đất phèn ĐBSCL là rất lớn. Nhiệm vụ đặt ra cho những người làm lâm nghiệp phát triển rừng là làm sao hỗ trợ cho các chủ rừng không chỉ tăng nhanh diện tích rừng trồng mà còn duy trì được diện tích rừng đã có đảm bảo và từng bước cải thiện đời sống của các chủ rừng theo định hướng kinh doanh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.