tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Bệnh hại keo tai tượng ở Lâm trường Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng - nguyên nhân gây bệnh và một số biện pháp phòng trừ "

Tình hình chung và những nghiên cứu trước đây: Lâm trường Đạ Tẻh trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng có gần 400 ha rừng trồng, trong đó chủ yếu là rừng trồng keo tai tượng Acacia mangium và keo lá tràm Acacia auriculiformis. Hầu hết các rừng trồng ở đây đều được trồng trên các lập địa có tầng đất dày, lượng mưa trung bình hàng năm lớn. Những năm đầu cây sinh trưởng bình thường. . | Bệnh hại keo tai tượng ở Lâm trường Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng - nguyên nhân gây bệnh và một số biện pháp phòng trừ Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Tình hình chung và những nghiên cứu trước đây Lâm trường Đạ Tẻh trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng có gần 400 ha rừng trồng trong đó chủ yếu là rừng trồng keo tai tượng Acacia mangium và keo lá tràm Acacia auriculiformis. Hầu hết các rừng trồng ở đây đều được trồng trên các lập địa có tầng đất dày lượng mưa trung bình hàng năm lớn. Những năm đầu cây sinh trưởng bình thường. Một vài năm gần đây bệnh hại thân cành gây nứt và bong vỏ làm ngọn cây bị héo và chết với tỷ lệ bị bệnh từ 7 đến 59 trên một diện tích bị hại khoảng 118 5 ha theo số liệu của Lâm trường Đạ Tẻh . Trước tình hình đó Lâm trường Đạ Tẻh đã cố gắng trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nhằm tìm giải pháp phòng trừ dịch bệnh. Lâm trường cũng đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn và quản lý trong việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra lấy mẫu và xác định nguyên nhân gây bệnh cho keo tai tượng ở Đạ Tẻh là do 2 loại nấm ký sinh Diplodia sp. và Verticillium sp. Nấm bệnh Verticillium thường gây bệnh héo cho nhiều loại cây trồng nhưng chủ yếu là các loại rau hoa cây ăn quả và cũng có một số loài cây rừng ở một số vùng ôn đới. Khi cây bị nhiễm bệnh phần dưới và phía ngoài của tán lá thường bị héo hoặc một số cành nhỏ bị chết George N. Agrios 1997 . Nhưng triệu chứng bị bệnh của rừng keo tai tượng ở Đạ Tẻh khác với mô tả ở thường có triệu trứng chết ngọn. Đối với nấm Diplodia sp. thường gây nên các vết loét trên thân một số loài cây gỗ và thường gây mục các phiến gỗ có độ ẩm cao George N. Agrios 1997 . Những triệu chứng này cũng xuất hiện rất ít trong các khu rừng được tiến hành điều tra và lấy mẫu. Theo Viện Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định thì nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phialophora bubakii

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.