tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Kỹ thuật xử lý bảo quản tre theo phương pháp thay thế nhựa "

ở Việt Nam, tre là nguồn tài nguyên phong phú, phân bố rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước. Nhu cầu về tre làm nhà cửa tại các vùng nông thôn nước ta rất lớn. Nguyên liệu tre để xây dựng nhà được sử dụng ở hai dạng chính: Dạng nguyên ống làm các bộ phận chịu lực như các loại xà, cột; Dạng chẻ thanh để làm giàn mái, vách ngăn che, sàn nhà và các chi tiết nhỏ khác. Tre trước khi đưa vào sử dụng hầu như không được xử lý bảo quản bằng. | Kỹ thuật xử lý bảo quản tre theo phương pháp thay thế nhựa Nguyễn Thị Bích ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ở Việt Nam tre là nguồn tài nguyên phong phú phân bố rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước. Nhu cầu về tre làm nhà cửa tại các vùng nông thôn nước ta rất lớn. Nguyên liệu tre để xây dựng nhà được sử dụng ở hai dạng chính Dạng nguyên ống làm các bộ phận chịu lực như các loại xà cột Dạng chẻ thanh để làm giàn mái vách ngăn che sàn nhà và các chi tiết nhỏ khác. Tre trước khi đưa vào sử dụng hầu như không được xử lý bảo quản bằng hoá chất nếu các gia đình không gần nguồn nước để ngâm tre thì thường chỉ phơi khô tre. Một ngôi nhà được xây dựng như vậy chỉ sau 2-3 năm lại phải sửa chữa thay thế do bị sinh vật phá huỷ gây khó khăn về tài chính cho người dân và lãng phí tài nguyên. Xuất phát từ thực tế trên đòi hỏi có các phương pháp bảo quản tre bằng hoá chất với yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị đơn giản để các hộ dân dễ áp dụng. Đáp ứng được yêu cầu trên sẽ góp phần tiết kiệm một lượng tre lớn tiêu thụ hàng năm dùng trong xây dựng. Bảo quản tre bằng hoá chất đã được Phòng Nghiên cứu Bảo quản lâm sản quan tâm nghiên cứu. Để bảo quản tre còn tươi phương pháp tẩm thay thế nhựa đã được cải tiến phù hợp với cấu tạo tre. Các giải pháp kỹ thuật đặt ra nhằm lợi dụng độ rỗng của lóng tre chứa dung dịch thuốc bảo quản thuốc tự thấm vào tre mà không yêu cầu bất kỳ trang thiết bị kèm theo. Điều kiện quan trọng để tẩm tre có hiệu quả là độ ẩm tre cao. Các công trình nghiên cứu trước mới đề cập về khả năng thấm thuốc của tre ngay sau chặt hạ từ 1- 2 ngày. Vấn đề cần tiếp tục giải quyết là nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài tre tẩm đến khả năng thấm thuốc bảo quản và xác định ngưỡng độ ẩm tre cần thiết để tẩm tre đạt hiệu quả. Kết quả đạt được sẽ góp phần hoàn thiện kỹ thuật xử lý bảo quản tre đơn giản này. I. Phương pháp nghiên cứu 1. Nguyên liệu thí nghiệm -Tre luồng Dendrocalamus membranaceus Munro -Tre gai Bambusa stenostachys Hack -Thuốc bảo quản XM5 nồng độ sử dụng 7 2.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.