tailieunhanh - 12 THỨC TỌA CÔNG DƯỠNG SINH PHỐI HỢP

Thực hành môn “Bát đoạn cẩm” gần bốn năm nay, tôi hầu như đã chế ngự được căn bệnh tiểu đường. Tôi cũng đã phổ biến một số bạn bè và những nười thân quen và họ cũng đạt được kết quả rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, có một số bạn bè đóng góp ý kiến: tuy phương pháp tốn ít thời gian nhưng việc luyện tập cũng không kém phần khó khăn. Hơn nữa một số người rất muốn tập luyện nhưng hiện tại chỉ có thể ngồi , không đứng được, nên không thể tập. Tôi chợt. | Ngoại trừ hai phép dự bị và thu công, tất cả có 12 thức được trình bày theo thứ tự trước sau: Từ thức thứ nhất đến thức thứ năm là luyện tập về cơ bắp tay, chân, lưng, bụng, mang tính chất “thể dục”. Nếu phối hợp với hơi thở được thì càng tốt. Duy thức thứ hai thì bắt buộc phối hợp với hơi thở và cần áp dụng chính xác “hô chủ, hấp tòng”. Các thức khác có thể thở tự nhiên trong khi tập và nguyên tắc vẫn là: thở ra khi ở thế “co”, “cúi” và hít vào khi ở thế “duỗi”, “ngửa”. Không nên làm ngược lại có thể làm hao tổn khí lực. Từ thức thứ sáu trở đi là những thức luôn có tính chất kết hợp với các huyệt đạo để điều chỉnh từ bên trong cơ thể, ngũ tạng. Nó vừa làm tăng khí lực vừa có tác dụng ngừa hoặc giải quyết một số chứng bệnh thông thường. Cùng với thức dự bị và thức thu công, 12 thức trên chỉ mất thời gian khoảng 15 phút hoặc tối đa 25 phút. Mỗi ngày bỏ ra khoảng thời gian đoa giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống mọi bệnh tật thông thường. Điều đó chắc cũng không có gì quá đáng và chúng ta có thể theo đuổi trong suốt quãng đời còn lại để luôn sống vui, sống khỏe. Tuy nhiên cũng không nhất thiết ngay từ buổi tập đầu tiên thực hiện toàn bộ các thức trên. Dĩ nhiên Thức dự bị và thức thu công luôn luôn phải thực hiện nhưng trong những buổi tập đầu tiên chúng ta có thể chỉ tập một vài thức mà ta cho là cần thiết. Dần dần khoảng sau ba tháng mới có thể tập liên tục đầy đủ các thức. Nếu chỉ muốn tập một vài thức thì, theo tôi nghĩ không nên bỏ tập thức các thức sau cùng (8, 9, 10, 11, 12).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN