tailieunhanh - Báo cáo khoa học:Các định đề cơ bản của đạo đức học Kant

Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích 3 định đề cơ bản trong đạo đức (lý tính thực tiễn) của - Có một linh hồn bất tử ở thế giới bên kia, có tự do tuyệt đối ở thế giới bên kia và có Thượng đế ở thế giới bên kia - với tư cách những định đề đóng vai trò như những giả thiết tất yếu cho mọi hành vi đạo đức của con người trong quá trình vươn tới sự Thiện - tối cao, như những mệnh đề mà sự tồn tại của các. | TRIẾT HỌC SỐ 2 225 THÁNG 2-2010 NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP CÁC ĐỊNH ĐỀ Cơ BẲN TRONG ĐẠO ĐỨC HỌC vũ THỊ THU LAN Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích 3 định đề cơ bản trong đạo đức lý tính thực tiễn của Có một linh hồn bất tử ở thế giới bên kia có tự do tuyệt đối ở thế giới bên kia và có Thượng đế ở thế giới bên kia - với tư cách những định đề đóng vai trò như những giả thiết tất yếu cho mọi hành vi đạo đức của con người trong quá trình vươn tới sự Thiện tôì cao như những mệnh đề mà sự tồn tại của các quy tắc đạo đức phải phụ thuộc vào chúng còn bản thân chúng sở dĩ có giá trị như những định đề là nhờ sự tồn tại của các quy tắc đạo đức. uất phát từ việc coi đôì tượng tất yếu của lý tính thuần tuý thực hành là sự tScS Thiện - tối cao trong đó đức hạnh là cái thiện cao nhất và là điều kiện cao nhất để con người xứng đáng được hưởng hạnh phúc đã khẳng định rằng nếu chỉ có riêng đức hạnh không thôi thì đó chưa phải là cái thiện toàn bộ hoàn hảo như là đốì tượng cho những ham muốn của hữu thể có lý tính hữu tận. Do vậy học thuyết về sự Thiện - tôì cao phải có nhiệm vụ giải thích tại sao con người vẫn có thể hy vọng được thực sự dự phần vào hạnh phúc một khi nó nhân danh đức hạnh để từ chối việc theo đuổi và thực hiện các mục đích mang tính cảm tính Và làm thế nào để có thể có được một sự hoà giải giữa tự nhiên con người như là hữu thể cảm tính và luân lý con người như là nhân cách Chính việc đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này đã dẫn lý tính thuần tuý thực hành đến một nghịch lý Antinomie . Nghịch lý đó là Sự Thiện - tốì cao là một đôì tượng tất yếu của năng lực mong muốn quan năng ham muôn của con người bởi lý tính thuần tuý bao giờ cũng có nhu cầu suy tưởng cái Vô điều kiện tuyệt đốì cho mọi cái có điều kiện trong khi đó thì một sự kết nôì tất yếu giữa đức hạnh và hạnh phúc lại hoàn toàn bị loại trừ ở thế giới cảm tính. Nếu như vậy quy luật luân lý hay quy tắc đạo đức khi tuyên bố mệnh lệnh cho con người phải thực hiện nó cũng chỉ hướng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN