tailieunhanh - Báo cáo khoa học:Chiếu đời đô từ góc nhìn triết học, đạo đức học và mỹ học

Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu (遷都詔) là một đoạn văn được Ngô Sỹ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư[1], bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội) | TRIẾT HỌC SỐ 12 235 THÁNG 12-2010 CHIẾU DỜI ĐÔ TỪ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC HỌC VÀ MỸ HỌC NGUYỄN VĂN PHÚC Khắng định Chiếu dời đô của Lý Công uẩn là một kiệt tác mang những giá trị nhiều chiều nhiều lớp có ý nghĩa không chi đối với quá khứ mà còn đối với hôm nay và mai sau trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải những giá trị đó từ phương diện triết học. đạo đức học và mỹ học qua quan niệm của Lý Công uẩn về mệnh trời và lòng dân về bon p kan và vai trò của kinh đô - nơi thắng địa. Với những luận giải đó tác giả đã làm rõ tầm nhìn chiến lược đậm tính triết học đức độ nhân ái lớn lao cảm hứng và thị hiếu thẩm mỹ mạnh mẽ tinh tế trong Chiếu dời đô của Lý Công uẩn. hững sáng tạo văn hoá đích thực luôn là những khôi đa diện mà nhìn nhận từ phương diện chiều cạnh nào cũng có thể tìm ra và khai thác được những lốp nghĩa và giá trị của chúng. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một sáng tạo một tác phẩm như vậy. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác phẩm này từ các phương diện sử học văn học chính trị học văn hoá học xã hội học địa lý học . Nhưng dường như càng nghiên cứu càng khai thác thì Chiếu dời đô càng ánh lên những giá trị nhiều chiều nhiều lớp có ý nghĩa không chỉ đối vối quá khứ mà còn đối với hôm nay và mai sau. Trong tinh thần đó bài viết này muốn góp phần tìm hiểu lớp nghĩa ý nghĩa và giá trị của kiệt tác này từ phương diện triết học đạo đức học và mỹ học. Như chính tên của nó Chiếu dời đô có nội dung là những lý giải của Lý Công Uẩn về sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư ra Đại La để tạo điều kiện cho sự phát triển đất nước. Bằng việc khảo sát những cuộc dời đô trong lịch sử Trung Hoa Lý Công Uẩn đã chỉ ra cho mọi người thấy rằng nhà Thương đến Bàn canh đã dời đô năm lần nhà Chu đến Thành vương đã dời đô ba lần. Như vậy việc dời đô đã có tiền lệ và là hiện tượng bình thường. Kinh đô như sự lý giải của Lý Công Uẩn gắn liền với sự hưng vong của một triều đại một dân tộc một quốc gia. Một triều đại muôn mưu toan nghiệp lớn một quốc gia muốn cường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN