tailieunhanh - Báo cáo khoa học:Ảnh hưởng toàn cầu với vai trò của nhà nước

Toàn cầu hóa ảnh hưởng rất lớn đến nhà nước ở các quốc gia: hạn chế chủ quyền, hạn chế tính tự chủ trong chính sách kinh tế - xã hội, chịu sự ràng buộc quốc tế Tuy nhiên, điều đó không hề phủ nhận vai trò của nhà nước; ngược lại, càng khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của nhà nước trong bối cảnh mới. Mặc dù vậy, sự tác động của toàn cầu hóa đòi hỏi các nhà nước phải điều chỉnh, cải cách một cách cơ bản tổ chức và hoạt động của mình | TRIẾT HỌC SỐ 6 229 THÁNG 6-2010 ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẨU HÓA ĐẾN VAI TRÒ CỬA NHÀ NƯỚC NGUYỄN KHÁNH LY Toàn cầu hóa ảnh hưởng rât lớn đến nhà nước ở các quốc gia hạn chế chủ quyền hạn chê tính tự chủ trong chính sách kinh tế - xã hội chịu sự ràng buộc quốc tế. Tuy nhiên điều đó không hề phủ nhận vai trò của nhà nước ngược lại càng khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của nhà nước trong bối cảnh mới. Mặc dù vậy sự tác động của toàn cầu hóa đòi hỏi các nhà nước phải điều chỉnh cải cách một cách cơ bản tổ chức và hoạt động của mình. oàn cầu hóa là xu thê tất yếu khách quan đang lôi cuôn tất cả các quôc - gia trên thế giới tham gia. Quá trình này có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động phát triển của mọi quốc gia dân tộc mà trực tiếp nhất là ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước. Chính vì vậy vai trò của nhà nước trong kỷ nguyên toàn cầu hóa trở thành đề tài thu hút nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Xung quanh vấn đề vai trò của nhà nước trong thời kỳ toàn cầu hóa đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau. Khái quát lại có hai loại quan điểm chủ yếu sau Loại quan diểm thứ nhất cho rằng khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa vai trò của nhà nưởc sẽ giảm đi thậm chí sẽ trỏ nên không cần thiết nữa. Theo loại quan điểm này cùng với quá trình toàn cầu hóa sự hình thành hệ thông kinh tế toàn cầu đang phá v3 những biên giới của các nền kinh tế quốc gia. Các nền kinh tê này trên thực tế đang liên kết với nhau bỏi những quan hệ thương mại tài chính chính trị xã hội và văn hóa chịu sự chi phổi bởi quy luật của kinh tế thị trường và phải tuân thủ theo những quy tắc chuẩn mực những hiệp ước quốc tế của các tổ chức quốc tế lớn như WTO IMF WB EU. Nhà nước do đó sẽ không có khả năng tác động hữu hiệu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sẽ mất đi năng lực điều hành quản lý xã hội. Loại quan điểm thứ hai khẳng định nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển không chỉ ở các nước xã hội chủ nghĩa mà cả ỏ những nước tư bản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN