tailieunhanh - Báo cáo khoa học:Cách tiếp cận và chiều cạnh của phát triển con người

Cách tiếp cận phát triển con người được bắt nguồn từ cách tiếp cận năng lực của Amatya Sen. Trong cách tiếp cận này, phát triển con người được xác định không chỉ bao gồm việc tăng thu nhập bình quân, tăng tiêu dùng hay nâng cao sức khoẻ, học vấn mà nó còn là mở rộng năng lực của con người. | TRAO Đổi CÁCH TIẾP CẬN VÀ CÁC CHIỂU CẠNH CỦA PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI vũ THỊ THANH I. Cách tiếp cận phát triển con người Phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của mọi sự phát triển. Bởi lẽ đó vấn đề về phát triển con người đã được quan tâm từ rất sớm. Nhà triết học cổ đại Aristot cho rằng sự giàu có không phải là tài sản mà con người tìm kiếm những tài sản đó chỉ hữu dụng để con người tìm kiếm những thứ khác. Immanuel Kant thì cho rằng chính con người là mục tiêu chứ họ không phải là phương tiện để đạt được các mục tiêu khác. Một số nhà kinh tế học sau này như Adam Smith Karl Marx cũng đi theo quan điểm coi con người là mục tiêu thực sự của tất cả mọi hoạt động 2009 . Đến những thập niên cuối của thế kỷ XX quan điểm về phát triển con người với vai trò như một quan điểm về phát triển kinh tế xã hội đã được UNDP đề xuất và áp dụng để xem xét những vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển con người. Điều này được thể hiện trong các báo cáo thường niên về phát triển con người của UNDP bắt đầu từ năm 1990 . Cách tiếp cận phát triển con người được bắt nguồn từ cách tiếp cận năng lực của Amatya Sen. Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm coi cuộc sống là sự kết họp của các hoạt động và sự tồn tại cùng với chất lượng cuộc sống được đánh giá dưới góc độ khả năng đạt được những chức năng có giá trị. Trong cách tiếp cận này phát triển con người . được xác định không chỉ bao gồm việc tăng thu nhập bình quân tăng tiêu dùng hay nâng cao sức khoẻ học vấn mà còn là nâng cao năng lực của con người. Năng lực ở đây đề cập tới sự tự do của nhóm hay của cá nhân để thúc đẩy hoặc đạt được những chức năng có giá trị. Có những chức năng cơ bản liên quan mật thiết tới những nhu cầu vật chất cần cho sự sinh tồn như được nuôi dưỡng có nơi ăn chốn ở có sức khoẻ tốt được chăm sóc đầy đủ tránh bệnh tật hay nguy cơ tử vong sớm . cũng bao gồm những chức năng ít trọng tâm nhưng phức tạp hơn và có ý nghĩa rộng hơn như đạt được sự tự coi trọng hoặc được hoà nhập về mặt xã hội có được các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN