tailieunhanh - Báo cáo khoa học : Bản chất của xã hội học tập

Tham khảo bài viết 'báo cáo khoa học : bản chất của xã hội học tập', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | L HỘI học Tập Bản chất của xã hội học tập NGUYỄN ĐÌNH Bưu Uỷ viên Ban thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam Chủ tịch Hội khuyến học Thanh Hoá Đảng ta chủ trương Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Xã hội học tập là một phạm trù mới mẻ chưa có tiền tệ trong lịch sử giáo dục nước ta. Trên thế giới phạm trù xã hội học tập XHHT xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20 vào những năm 70 khi UNESCO nêu tư tưởng học suốt đời trong đó nhấn mạnh 4 mục đích của giáo dục học để biết để làm học để chung sông học để làm người . Tuy chưa xác định cụ thể mó hình XHHT nhưng một số nước trên thế giới đã hướng cải cách giáo dục theo tư tưởng xây dựng XHHT. Người Nhật Bản quan niệm Nền giáo dục của họ là học để sáng tạo suốt đời. Muốn xây dựng XHHT thì phải nhận thức được XHHT là gì các thiết bị chế giáo dục cho một XHHT cùng các cơ chế chính sách đủ mạnh cơ cấu lại hệ thống giáo dục quốc dân và cải cách nền giáo dục nước nhà theo hướng XHHT xây dựng mõ hình XHHT thích ứng với từng giai đoạn phát triên của đát nước nhất là mô hình XHHT ở cơ sở và từ cơ sở xác định rõ cái đích của việc xây dựng xã hội học tập. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm XHHT vể bản chất của một XHHT. Có thể hiểu XHHT là một xã hội trong đó mọi người đều tự giác học tập thường xuyên học tập và sáng tạo suốt đời trong một hệ thống giáo dục mỏ liên tục liên thông giũa các ngành học bậc học và loại hình học tập với các cơ chế chính sách hỗ trợ tốt nhất của Nhà nước cùng với trách nhiệm của các tổ chức chính trị kinh tế - xã hội và mỗi người dân. Sở dĩ phải nhấn-mạnh mọi người vì từ trẻ đến già ai cũng cần học học theo nhu cầu của bản thân và sự phát triển của xã hội không phân biệt tuổi tác giới tính dân tộc nghề nghiệp trình độ. Không phải chỉ đặt ra việc học cho người chưa được học hoặc ít được học mà những người đã được đào tạo có bằng cấp cũng cần tiếp tục học bằng cấp chỉ là kết quả đào tạo ban đầu.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN