tailieunhanh - Báo cáo khoa học : Bất bình đẳng giới về giáo dục Việt Nam hiện nay

Hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo “trọng nam khinh nữ”, cả cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam chỉ được coi như là “cái bóng” của người đàn ông với những quan niệm như “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Hơn 60 năm kể từ khi quyền của người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên được khẳng định “nam nữ bình quyền” trong bản Hiến pháp 1946, bức tranh bình đẳng giới ở Việt Nam đã có thêm nhiều gam sáng màu | Xã hội học số 1 109 2010 49 BẤT BÌNH ĐẲNG GIÓI VE GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đỗ THIÊN KÍNH 1. Giới thiệu Một trong những thách thức rất lớn của giáo dục ở Việt Nam trong bốì cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực thấp. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tạo ra các cơ hội tiếp cận giáo dục cho ngưòi dân song sự bất bình đẳng giáo dục đã bắt đầu bộc lộ rõ hơn ở cấp học Trung học phổ thông trở lên. Sự bất bình đẳng về các cơ hội đã ngăn cản nhiều người không tiếp cận được giáo dục bậc cao. Việc một bộ phận lốn dân cư không thể tiếp tục theo đuổi bậc học cao đã khiến cho việc giải quyết vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực càng gặp khó khăn hơn. Trong bối cảnh này tình trạng bất bình đẳng về các cơ hội khác nhau có thể sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm tình trạng khó khăn trong tiếp cận giáo dục của các nhóm xã hội yếu thế nhóm dân cư ở vùng sâu vùng xa và các tộc người thiểu số . Đồng thời sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị giữa người giàu và người nghèo trong tiếp cận giáo dục cũng sẽ trở nên đậm nét hơn. Bài viết này trình bày một cách tổng quan về toàn bộ thực trạng bất bình đẳng cơ hội về giáo dục ở Việt Nam đặc biệt là bất bình đẳng giói trong giáo dục. 2. Khái niệm và nguồn sô liệu Bất bình đẳng về cơ hội là gì Những hoàn cảnh khác nhau của mỗi người như giới tính màu da tộc người nơi sinh nguồn gốc gia đình và các nhóm giai tầng đã tạo nên sự thành đạt củng khác nhau về kinh tế xã hội và chính trị ở họ hoặc là chúng đã tạo nên sự hưởng thụ và tiếp cận khác nhau đôì vối các nguồn lực kinh tế xã hội văn hóa và chính trị ở mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau. Đó gọi là bất bình đẳng về cơ hội. Bất bình đẳng trong bài viết này được hiểu theo nghĩa là bất bình đẳng về cơ hội và nó được thể hiện trong lĩnh vực giáo dục như thế nào. Có nghĩa rằng những người có cơ sở hoàn cảnh xã hội khác nhau tức là cơ hội khác nhau sẽ nhận được những mức độ giáo dục sự đạt được thành đạt về giáo dục cũng khác nhau. Sự chênh lệch về những cơ hội trong bài viết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.