tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " Bước đầu nghiên cứu về khuyết tật tự nhiên gỗ Hông "

Cây Hông ( Paulownia fortunei Hemsl) thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), là cây gỗ lớn, cao 20-30m, đường kính 50-60cm thậm chí có cây đường kính trên 100 cm. Cây ở tuổi 10 có thể đạt thể tích 0,4-0,5 m3. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Namvà Lào. ở Việt Nam, cây Hông có mặt ở các vùng Bắc Trung bộ, Tây Bắc, Trung tâm, Đông Bắc bộ, nơi có độ cao 300-1300m, lượng mưa 1500-1850mm, nhiệt độ trung bình năm 20-230C. Trong tự nhiên cây Hông xuất hiện ở nơi đất trống hoặc mọc. | Bước đầu nghiên cứu về khuyết tật tự nhiên gỗ Hông Nguyễn Tử Kim Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Cây Hông Paulownia fortunei Hemsl thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae là cây gỗ lớn cao 20-30m đường kính 50-60cm thậm chí có cây đường kính trên 100 cm. Cây ở tuổi 10 có thể đạt thể tích 0 4-0 5 m3. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc Việt Namvà Lào. ở Việt Nam cây Hông có mặt ở các vùng Bắc Trung bộ Tây Bắc Trung tâm Đông Bắc bộ nơi có độ cao 300-1300m lượng mưa 1500-1850mm nhiệt độ trung bình năm 20-230C. Trong tự nhiên cây Hông xuất hiện ở nơi đất trống hoặc mọc xen với các loài cây ưa sáng khác và thường chiếm tầng trên của rừng. Cây Hông tái sinh chồi mạnh ngoài ra còn tái sinh từ rễ thành cây mới khi bị tác động cơ giới. Hiện nay cây Hông đã được lựa chọn đưa vào danh sách các loài cây trồng rừng trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Việt Nam. Cây Hông đã được nhiều nước như Trung Quốc Đài Loan Mỹ úc . quan tâm nghiên cứu về phân loại các biện pháp kỹ thuật kinh doanh gây trồng chăm sóc khai thác các thuộc tính của gỗ kỹ thuật chế biến kỹ thuật bảo quản . . . Gỗ Hông có màu trắng vàng mịn mềm nhẹ không bị nứt nẻ cách nhiệt tốt có khả năng chống mọt mục dễ hong sấy và gia công chế biến là loại gỗ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như gỗ xây dựng chế biến bột giấy đóng đồ gia dụng bao bì nông cụ hàng thủ công mỹ nghệ. Gỗ Hông được sử dụng khá phổ biến ở Trung Quốc nhưng ở Việt Namthì chưa được ưa chuộng. Việc thiếu hiểu biết về loại gỗ này là một nguyên nhân dẫn đến ít sử dụng nó. Nghiên cứu về khuyết tật gỗ sẽ góp phần đánh giá được khả năng lợi dụng gỗ của loài cây này. I. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm và khuyết điểm kỹ thuật của gỗ tương quan giữa những biểu hiện thấy được trên vỏ và khuyết điểm bên trong gỗ. Tiến hành chọn rừng chọn cây cưa khúc và lấy mẫu nghiên cứu theo đúng yêu cầu trong TCVN 355-70 và 356-70. Các cây được chọn nằm trong một khu vực có cùng điều kiện sống như hướng phơi lập địa tổ thành.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN