tailieunhanh - THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 5
Nước ối lẫn phân su mở đường cho nhiễm trùng, tiên lượng nặng khi trẻ hít phải nước ối lẫn phân su. Chỉ với triệu chứng nước ối lẫn phân su không đủ để chẩn đoán suy thai. Có tác giả chỉ thấy 1/3 số trường hợp thai bị toan hoá là có nước ối lẫn phân su và chỉ có 20% số trường hợp nước ối lẫn phân su là có toan hoá ở thai. Tuy nhiên nhiều trường hợp suy thai không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ phát hiện được nhờ các xét nghiệm cận lâm. | Nước ối lẫn phân su mở đường cho nhiễm trùng tiên lượng nặng khi trẻ hít phải nước ối lẫn phân su. Chỉ với triệu chứng nước ối lẫn phân su không đủ để chẩn đoán suy thai. Có tác giả chỉ thấy 1 3 số trường hợp thai bị toan hoá là có nước ối lẫn phân su và chỉ có 20 số trường hợp nước ối lẫn phân su là có toan hoá ở thai. Tuy nhiên nhiều trường hợp suy thai không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ phát hiện được nhờ các xét nghiệm cận lâm sàng. - Triệu chứng cận lâm sàng Soi ối nên làm cho mọi cuộc đẻ khi chuyển dạ bắt đầu. Nghe tim thai bằng khuyếch đại Doppler. Theo dõi tim thai bằng monitoring. Monitoring là phương pháp theo dõi tự động liên tục nhịp tim thai và cơn co tử cung được ghi trên giấy là cơ sở để phân tích kết quả. Khi thai bị suy trên hình ảnh của monitoring thấy Đường nhịp tim thai cơ bản trên 160 lần phút hoặc dưới 120 lần phút. Độ dao động nhịp tim thai là 0 I và III. Nhịp tim thai liên quan đến cơn co tử cung xuất hiện DIP II hoặc III. - Vi định lượng pH máu thai nhi Từ năm 1961 Soạng đã áp dụng phương pháp vỉ định lượng máu thai trong chuyển dạ. Khi màng ối vỡ lấy máu ở ngôi thai đã được động mạch hoá và đưa vào máy để phân tích kết quả. Xét nghiệm cho kết quả sau 1 - 2 phút. Bình thường pH máu thai 7 25 - 7 35. Nếu pH máu thai 7 20 - 7 25 là dấu hiệu tiền bệnh lý cần theo dõi sát. Nếu pH máu thai 7 15 - 7 20 là suy thai cần hồi sức. Nếu pH máu thai 7 10 - 7 15 là suy thai nặng cần hồi sức tích cực và chỉ định lấy thai ra sớm. Nếu pH máu thai 7 l0 là suy rất thai nặng hồi sức thường không có kết quả và để lại di chứng nặng nề. . Xử trí và phòng bệnh Phòng bệnh Phát hiện sớm và điều trị tích cực các nguyên nhân gây suy thai. Thận trọng trong việc sử dụng thuốc trong thời kỳ có thai cũng như trong chuyển dạ. Cắt tầng sinh môn khi cần thiết để tránh kéo dài thời kỳ sổ thai. 47 - Điều trị Điều trị nội khoa làm tăng độ bão hoà oxy trong máu mẹ bằng cách cho mẹ thở oxy với liều 8 - 12 l phút. Ngoài ra có thể cung cấp năng lượng cho thai bằng truyền glucose
đang nạp các trang xem trước