tailieunhanh - Trồng thành công nấm cẩm thạch

Sau 2 năm nuôi trồng với quy mô sản xuất thử nghiệm, TS. Trương Bình Nguyên - trưởng phòng công nghệ vi sinh - Viện sinh học Tây Nguyên đã cho ra lò những “mẻ sản phẩm” nấm Bunashimeji hay còn gọi là nấm cẩm thạch, một loại nấm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Dự án sản xuất thử nghiệm loại nấm này đã được Sở khoa học & công nghệ đầu tư 1 tỷ đồng. Nấm Bunashimeji là một loài nấm ăn ngon, có giá trị bổ dưỡng, có chứa hoạt chất chống. | Trồng thành công nấm cẩm thạch Sau 2 năm nuôi trồng với quy mô sản xuất thử nghiệm TS. Trương Bình Nguyên - trưởng phòng công nghệ vi sinh - Viện sinh học Tây Nguyên đã cho ra lò những mẻ sản phẩm nấm Bunashimeji hay còn gọi là nấm cẩm thạch một loại nấm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Dự án sản xuất thử nghiệm loại nấm này đã được Sở khoa học công nghệ đầu tư 1 tỷ đồng. Nấm Bunashimeji là một loài nấm ăn ngon có giá trị bổ dưỡng có chứa hoạt chất chống lão hóa và có khả năng kháng oxy hóa hỗ trợ điều trị ung thư. Trong thời gian từ năm 2003 - 2008 được học bổng Ronpaku của Chính phủ Nhật để nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ về nấm tại đại học Chiba Nhật Bản ông Trương Bình Nguyên đã rất chú ý đến loại nấm này. Năm 2005 anh trở về Đà Lạt và mang về một ít meo nấm Bunashimeji để nhân giống thử. Với thành công bước đầu Tiến sĩ Trương Bình Nguyên đã xin được dự án nghiên cứu sản xuất thử nghiệm loại nấn này từ nguồn kinh phí của nhà nước. Tháng 11 2011 tới đây dự án sẽ được Hội đồng khoa học công nghệ TPHCM nghiệm thu. Tại hiện sản lượng tiêu thụ nấm Bunashimeji lên tới 1 tấn ngày gần như 100 là nấm có xuất xứ từ Trung Quốc với nhãn ghi trên bao bì là nấm linh chi nâu. Nhưng theo giải thích của Thạc sĩ Cổ Đức Trọng chuyên gia về nấm ở Việt Nam nên gọi tên đúng là nấm Bunashimeji hoặc là nấm cẩm thạch chứ không nên gọi là linh chi nâu vì dễ nhầm lẫn với linh chi là nấm dược liệu chỉ sử dụng khô dạng trà túi lọc không sử dụng làm thực phẩm. Từ trước đến nay chưa có nơi nào ở Việt Nam sản xuất được nấm Bunashimeji. Giống nấm này lại chỉ thích hợp với những nơi có nhiệt độ thấp dưới 200C và Đà Lạt được xem là vùng đất có điều kiện khí hậu nhiệt độ lý tưởng để sản xuất nấm Bunashimeji theo quy mô công nghệ. Hiện có trên 1 2 ha nấm trồng tại Khu nông nghiệp công nghệ cao Đạ Sa huyện Lạc Dương cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 20 km. Công ty Nguyên Long đã sẵn sàng bỏ ra cả chục tỷ đồng để hợp tác với TS. Trương Bình Nguyên lập xưởng sản xuất nấm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN