tailieunhanh - Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam
Tiền thân của nghệ thuật sân khấu cổ truyền là những trò diễn dân gian. Có khá nhiều loại hình diễn xướng sân khấu cổ truyền, trong đó tiêu biểu là chèo, múa rối, múa rối nước, ca trù, tuồng Rất đáng lưu ý là, trong các nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đó thì chèo, múa rối nước và ca trù là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Múa phượng - Múa rối nước Nghệ thuật múa rối nước ở Hà Tây. | TAT 1 A J1 V J r Ẩ r 7 A T J AT Nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam Tiền thân của nghệ thuật sân khấu cổ truyền là những trò diễn dân gian. Có khá nhiều loại hình diễn xướng sân khấu cổ truyền trong đó tiêu biểu là chèo múa rối múa rối nước ca trù tuồng. Rất đáng lưu ý là trong các nghệ thuật diễn xướng cổ truyền đó thì chèo múa rối nước và ca trù là những loại hình sân khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Múa phượng - Múa rối nước Nghệ thuật múa rối nước ở Hà Tây cũ xuất hiện rất sớm nếu không muốn nói là sớm nhất so với các địa phương khác. Một số thư tịch cổ cho biết năm 1041 Vua lý Thái Tông cho tuyển chọn được hơn một trăm ca nữ nhạc kỹ để lập thành Ban nhạc chuyên phục vụ những dịp khánh tiết của triều đình. Các vua tiếp theo của nhà lý đã duy trì và làm cho phát triển Ban nhạc của triều đình. Vị quan trông coi việc này gọi là Linh nhân. Chính giai đoạn lịch sử này xuất hiện danh nhân Từ Đạo Hạnh sau trở thành Thủy tổ nghệ thuật múa rối nước của dân tộc Việt ta. Từ Đạo Hạnh là pháp danh còn tên thật của ông là Từ Lộ người Hương Yên Lãng tục gọi làng Láng một vùng quê rất cổ kính của Thăng Long xưa. Chưa thấy tài liệu nào ghi về ngày sinh của Từ Lộ chỉ biết ông sống vào thời Lý Nhân Tông 10721128 và qua đời năm thuyết xuất thân và sự thực gia thế họ Từ ở Yên Lãng nhiều khi được truyền tụng trong đời sống rất lạ lùng. Nhất là những chuyện về Tăng quan đô án Từ Vinh bị pháp sư Đại Điên giết chết và con trai ông là Từ Đạo Hạnh tu luyện đạo pháp trả thù cho cha. Điều đó không lấy làm lạ vì thời nhà Lý người ta rất sùng đạo Phật. Các vua Lý đều chăm việc làm chùa đúc chuông tô tượng. Nhiều tăng sư còn được cử làm quốc sư được ra vào chốn triều đường tham dự việc triều chính. Vương triều Lý còn mở khoa thi Bạch liên hoa để kén chọn những vị sư hay các tín đồ có đạo học cao để bổ dụng. Từ Vinh là người đỗ khoa thi ấy và được bổ làm Tăng quan đô án ở Kinh thành. Sau ông lấy bà Tằng Thị Loan ở Yên Lãng .
đang nạp các trang xem trước