tailieunhanh - SỰ THAY ĐỔI CỦA CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT QUAN ĐIỂM TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Thời gian qua, thuật ngữ Chính sách hình sự (CSHS) và những yếu tố cấu thành của nó- những nội dung chính trị- pháp lý đã được giới luật học quan tâm nghiên cứu. Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau, đã có nhiều khái niệm về CSHS được đưa ra(1). Tựu chung lại, một cách sơ lược có thể nói: CSHS là toàn bộ quan điểm, phương hướng, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề tội phạm và việc xử lý tội phạm, vấn đề hình phạt và các vấn đề khác có liên quan, được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật mà. | Đăng trên Tạp chí TAND số 4 năm 2010 VỀ SỰ THAY ĐỎI CỦA CHÍNH SÁCH HÌNH Sự VÀ VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT QUAN ĐIỂM TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT Nguyễn Minh Hải TAQS Khu vực 2- Quân khu 2 Thời gian qua thuật ngữ Chính sách hình sự CSHS và những yếu tố cấu thành của nó- những nội dung chính trị- pháp lý đã được giới luật học quan tâm nghiên cứu. Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau đã có nhiều khái niệm về CSHS được đưa ra 1 . Tựu chung lại một cách sơ lược có thể nói CSHS là toàn bộ quan điểm phương hướng đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề tội phạm và việc xử lý tội phạm vấn đề hình phạt và các vấn đề khác có liên quan được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật mà tập trung nhất cụ thể nhất là trong Bộ luật hình sự. CSHS vừa mang tính chiến lược- ổn định lâu dài vừa mang tính sách lược- được thực thi ở một giai đoạn một thời kỳ nhất định nhằm phục vụ một cách hiệu quả cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. 1. Sự thay đổi của chính sách hình sự Trong quá trình lập pháp hình sự một công đoạn quan trọng phải kể đến là việc xác định cho được những vấn đề nào mang tính chiến lược vấn đề nào mang tính sách lược-làm cơ sở định hướng cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự. Để làm tốt công đoạn này và cùng với những công đoạn sau đó bên cạnh việc tham khảo học hỏi một cách có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia tiến bộ trên thế giới thì nhà làm luật còn phải căn cứ vào điều kiện và đặc điểm về tình hình chính trị- kinh tế- văn hoá- xã hội tình hình an ninh- quốc phòng của đất nước ở từng thời kỳ đây chính là yếu tố cơ bản và cốt lõi trong việc xây dựng CSHS. Điều này cũng có nghĩa CSHS phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và quay trở lại để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội đặc thù phát sinh trong cuộc sống. Tức là CSHS sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm thông qua sự phản ánh về hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khi CSHS đó được đưa ra thi hành. Lý luận và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN