tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - BÁO CÁO 2&4 "

Sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đòi hỏi một số lượng lớn con giống. Trong những năm gần đây, con giống nhân tạo của các đối tượng kinh tế như cá Mú (Epinephelus spp.), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Chẽm (Lates calcarifer) và một số loài khác đã được sản xuất phần nào đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của người nuôi. Ngoài hạn chế về số lượng thì kích thước của con giống cũng là một khó khăn. Đa số các đối tượng nuôi biển đều được nuôi trong lồng. Kích thước con. | Ministry of Agriculture Rural Development AusAID Australian Government _ Báo cáo tiến độ Tên dự án NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI 062 04VIE BÁO CÁO KẾT QUẢ SỐ 2 4 Gồm 2 báo cáo kỹ thuật được trình bày chung để tiện lợi cho người đọc Michael Burke QDPI F Australia Tung Hoang Nha Trang University Vietnam 12 2006 1 Thiết kế và đánh giá hiệu quả của mương nổi sử dụng để ương giống cá biển ở Việt Nam Hoàng Tùng1 Lưu Thế Phương1 Huỳnh Kim Khánh2 Bành Thị Quyên Quyên1 Nguyễn Đình Mão3 Michael Burke4 1 Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quốc tế Trường Đại học Nha Trang Việt Nam 2 Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa Tỉnh Khánh Hòa Việt Nam 3Khoa Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Nha Trang 4 Department of Primary Industries and Fisheries Bribie Island Aquaculture Research Centre Bribie Island Queensland Australia 1. GIỚI THIỆU Sự phát triển của nghề nuôi cá biển ở Việt Nam đòi hỏi một số lượng lớn con giống. Trong những năm gần đây con giống nhân tạo của các đối tượng kinh tế như cá Mú Epinephelus spp. cá Giò Rachycentron canadum cá Chẽm Lates calcarifer và một số loài khác đã được sản xuất phần nào đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của người nuôi. Ngoài hạn chế về số lượng thì kích thước của con giống cũng là một khó khăn. Đa số các đối tượng nuôi biển đều được nuôi trong lồng. Kích thước con giống vì thế phải đủ lớn cỡ 80 100 mm hoặc lớn hơn. Ương cá bột đến cỡ này trong trại sản xuất giống rất tốn kém và khó có thể cung cấp được số lượng lớn do hạn chế về diện tích bể ương. Các thử nghiệm ương trong ao cho thấy tỉ lệ sống không cao và khó quản lý. Mương nổi gần đây đã được thử nghiệm khá thành công trên các đối tượng nuôi là cá nước ngọt ở Mỹ Úc và Đức. Mặc dù chi phí đầu tư và vận hành tương đối cao nhưng dùng mương nổi để ương cá biển có nhiều thuận lợi. Đó là i mật độ ương lớn hạn chế tối đa địch hại ii dễ dàng trong quản lý thức ăn và bệnh dịch iii vận hành đơn giản và cần ít nhân công iv tận dụng được thức ăn tự nhiên trong ao. Ở Việt nam mương nổi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN