tailieunhanh - Đề tài triết học " VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRIẾT HỌC, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI "

Trao đổi về một số thuật ngữ triết học, chính trị - xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, trong bài viết này, tác giả đã khẳng định cách phiên âm tên địa phương và tên người ra tiếng Việt tuy đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn chưa thống nhất; việc phiên dịch các thuật ngữ thì một số thiếu chính xác, một số sai cơ bản, một số khác tuy không sai nhưng cũng cần phải tìm hiểu mới có thể sử dụng đúng được | VỀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ NGUỒN GỐC TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI NGUYỄN TẤN HÙNG Trao đổi về một số thuật ngữ triết học chính trị - xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài trong bài viết này tác giả đã khẳng định cách phiên âm tên địa phương và tên người ra tiếng Việt tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn chưa thống nhất việc phiên dịch các thuật ngữ thì một số thiếu chính xác một số sai cơ bản một số khác tuy không sai nhưng cũng cần phải tìm hiểu mới có thể sử dụng đúng được. Các thuật ngữ triết học chính trị - xã hội trong tiếng Việt tuyệt đại đa số có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài chủ yếu được dịch trực tiếp từ các thứ tiếng Hy Lạp H Latinh L Anh A Pháp P Đức Đ Nga N hoặc gián tiếp thông qua tiếng Trung Quốc TQ . Tuy nhiên việc dịch các thuật ngữ này nhiều khi không chính xác cách phiên âm không thống nhất do đó dẫn đến những hiểu lầm hoặc giải thích không đúng. Mặt khác đa số cán bộ nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận triết học chính trị xã hội của chúng ta do ít am hiểu ngoại ngữ nên không thấy có vấn đề gì trong việc sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của mình và cũng không có thói quen tìm hiểu kỹ nguồn gốc của chúng trước khi sử dụng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra một số trường hợp không thống nhất và bất cập về cách phiên âm dịch nghĩa các thuật ngữ. 1. Cách phiên âm tên địa phương và tên người ra tiếng Việt tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn chưa thống nhất Tên các quốc gia địa phương trên thế giới mà chúng ta hiện đang sử dụng được phiên âm bằng hai cách 1 đọc theo phiên âm Hán - Việt từ cách phiên âm của người Trung Quốc và 2 phiên âm trực tiếp từ tiếng nước ngoài. Nhiều thuật ngữ trước đây được phiên âm theo cách thứ nhất nay đã chuyển sang cách thứ hai. Thí dụ Mã Khắc Tư nay là Các Mác Karl Marx Mã Lai - Malayxia Malaysia Phi Luật Tân - Philippin Philippines Gia Nã Đại - Canada Canada Mễ Tây Cơ - Mêhicô Mexico . Tuy nhiên cũng còn nhiều thuật ngữ đã dùng quen nên khó thay đổi chẳng hạn nước Anh thật ra tên gọi chính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN