tailieunhanh - Tài liệu tham khảo: Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp ("Công ước Paris") được ký kết ngày tại Paris, được xem xét lại tại Brussels năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. | Mỗi nước thành viên chỉ có thể cấp li-xăng không tự nguyện để ngăn ngừa việc lạm dụng độc quyền patent trong giới hạn nhất định. Cụ thể là, chỉ có thể cấp li-xăng không tự nguyện (li-xăng không do chủ patent cấp mà do một cơ quan công quyền của một nước thành viên liên quan cấp) nếu sau 3 năm kể từ ngày cấp patent hoặc 4 năm kể từ ngày nộp đơn patent (tuỳ theo thời hạn nào kết thúc sớm hơn) sáng chế được cấp patent không được khai thác hoặc không được khai thác đủ mức đáp ứng nhu cầu xã hội và nếu chủ patent không có những lý do hợp pháp để biện minh cho việc không khai thác sáng chế của mình. Ngoài ra, không được phép đình chỉ hiệu lực patent, trừ trường hợp việc cấp li-xăng không tự nguyện không đủ ngăn cản việc lạm dụng quyền. Trong trường hợp thứ hai, patent có thể bị yêu cầu đình chỉ hiệu lực nhưng chỉ sau khi kết thúc thời gian 2 năm kể từ ngày cấp li-xăng không tự nguyện đầu tiên. Việc chủ patent nhập khẩu vào nước đã cấp patent những đối tượng được sản xuất tại bất cứ một nước nào là thành viên của Liên minh sẽ không dẫn tới việc bị tước quyền theo patent. Điều kiện khác đối với việc cấp li-xăng không tự nguyện hoàn toàn do luật quốc gia của các nước thành viên quy định.
đang nạp các trang xem trước