tailieunhanh - Đề tài triết học " BẢN CHẤT NHÂN VĂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC, CHỦ NGHĨA MÁC "
Để làm rõ bản chất nhân văn của triết học Mác, chủ nghĩa Mác, trước hết tác giả đã đưa ra và phân tích truyền thống nhân văn chủ nghĩa ở châu Âu thời Cận đại. Tiếp đó, khi tập trung luận giải bản chất nhân văn của triết học Mác, chủ nghĩa Mác, tác giả đã đi đến kết luận rằng, không chỉ kế thừa, mà còn phát triển chủ nghĩa nhân văn ấy lên một trình độ mới, biến nó từ lý tưởng thành thực tiễn cải tạo thế giới. Chủ nghĩa nhân văn của là. | BẢN CHẤT NHÂN VĂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC CHỦ NGHĨA MÁC NGUYỄN THANH Để làm rõ bản chất nhân văn của triết học Mác chủ nghĩa Mác trước hết tác giả đã đưa ra và phân tích truyền thống nhân văn chủ nghĩa ở châu Âu thời Cận đại. Tiếp đó khi tập trung luận giải bản chất nhân văn của triết học Mác chủ nghĩa Mác tác giả đã đi đến kết luận rằng không chỉ kế thừa mà còn phát triển chủ nghĩa nhân văn ấy lên một trình độ mới biến nó từ lý tưởng thành thực tiễn cải tạo thế giới. Chủ nghĩa nhân văn của là chủ nghĩa nhân văn hiện thực và do vậy nó vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Việc nghiên cứu và giảng dạy triết học Mác nói riêng chủ nghĩa Mác nói chung việc bảo vệ và phát triển chân giá trị của học thuyết Mác trong điều kiện của nền văn minh nhân loại ở thế kỷ XXI đặc biệt là trong bối cảnh tiếp biến văn hóa toàn cầu đòi hỏi chúng ta phải làm sáng tỏ được một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nó là bản chất nhân văn. Mục đích duy nhất mà triết học Mác hướng tới là giải phóng con người đưa con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do . Chính các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định điều này trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của chủ nghĩa Mác của toàn bộ phong trào cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Các ông cho rằng mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người 1 . Để hiểu được bản chất nhân văn của triết học Mác hiểu được bước ngoặt cách mạng mà và đã thực hiện trong dòng chảy chung của tiến trình lịch sử tư tưởng tiến bộ Tây Âu không có con đường nào khác hơn là khảo cứu và trình bày nó như sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa nhân văn châu Âu thời Cận đại phản ánh phong trào giải phóng con người với các quan điểm triết học đa dạng. Trước hết cần nhận thấy một thực tế là chủ nghĩa nhân văn đã và đang là một trong những đề tài gây ra nhiều cuộc tranh luận về di sản lý luận của . Vấn đề ở đây không .
đang nạp các trang xem trước