tailieunhanh - Đề tài triết học " TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỀ DÂN SINH VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HOÀ "

Trong bài viết này, tác giả đã góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản trong các tư tưởng quan trọng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và xây dựng xã hội hài hoà. Điều đáng quý ở Nguyễn Trường Tộ là, ông không những đưa ra những nội dung cụ thể, rõ ràng về dân sinh, mà còn luôn trăn trở tìm kiếm các phương thức mưu sinh cho dân chúng. Đồng thời, ông còn đưa ra những tư tưởng sâu sắc về xã hội hài hoà cũng như các phương pháp để thực hiện xã. | TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỀ DÂN SINH VÀ XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HOÀ LÊ THỊ LAN Trong bài viết này tác giả đã góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản trong các tư tưởng quan trọng của Nguyễn Trường Tộ về dân sinh và xây dựng xã hội hài hoà. Điều đáng quý ở Nguyễn Trường Tộ là ông không những đưa ra những nội dung cụ thể rõ ràng về dân sinh mà còn luôn trăn trở tìm kiếm các phương thức mưu sinh cho dân chúng. Đồng thời ông còn đưa ra những tư tưởng sâu sắc về xã hội hài hoà cũng như các phương pháp để thực hiện xã hội lý tưởng. Theo tác giả tư tưởng về dân sính và xã hội hài hoà của Nguyễn Trường Tộ đầy sức sống có giá trị gợi mở đối với việc xây dựng một đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay. Dân sinh xây dựng và quản lý xã hội là những chủ đề nền tảng của các học thuyết tư tưởng phương Đông đặc biệt là Nho giáo. Coi nông nghiệp là gốc của dân sinh coi xã hội dựa trên nền tảng sản xuất nông nghiệp coi sự phân chia bốn giai tầng xã hội sĩ nông công thương có lợi ích và vai trò không đối kháng mà nương tựa lẫn nhau với mô hình xã hội có sự hoà hợp giữa các giá trị đạo đức nhân sinh vua sáng tôi hiền trên dưới hoà mục dân chúng yên nghiệp nông tang. là chuẩn mực của một xã hội lý tưởng theo quan điểm Nho giáo. Với sự du nhập của Nho giáo những chuẩn mực tư duy này ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài tới tư tưởng chính trị xã hội Việt Nam. Vào nửa cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam đứng trước nguy cơ mất độc lập dân tộc có rất nhiều trí thức nhận thấy sự yếu kém về nội lực kinh tế quân sự của đất nước và đã gửi lên triều đình rất nhiều kiến nghị cải cách các lĩnh vực kinh tế văn hóa quân sự xã hội chính trị. Các kiến nghị này không chỉ nhằm mục đích trước mắt là tự lực tự cường nâng cao sức mạnh vật chất cả về quân sự và kinh tế để chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp mà còn nhằm mục tiêu xa hơn và lâu dài đó là xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt sánh ngang thậm chí vượt các cường quốc đương thời. Điển hình cho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN