tailieunhanh - Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương VIII (C)

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VIII (C) 2. KIẾN TRÚC “THUỘC ĐỊA” Tích Lan – Java – Cao Miên – Dân tộc Khmer – Tôn giáo của họ - Angkor – Đế quốc Khmer sụp đổ – Xiêm – Miến Điện. | Will Durant Lịch sử văn minh Ân Độ Người dịch Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG VIII C 2. KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA Tích Lan - Java - Cao Miên - Dân tộc Khmer - Tôn giáo của họ - Angkor - Đế quốc Khmer sụp đổ - Xiêm - Miến Điện. Khi các tôn giáo Ân Độ vượt biên giới và các eo biển mà truyền qua Tích Lan Java Cao Miên Thái Lan Miến Điện Tây Tạng Khotan Turkestan Mông Cổ Trung Hoa thì nghệ thuật Ân cũng lan tràn theo vào các xứ đó 1 . Ở châu Á con đường nào cũng xuất phát từ Ân Độ 2 . Người Ân từ thung lũng sông Gange tiến xuống chiếm đảo Tích Lan ở thế kỉ thứ V trước Công nguyên. Hai trăm năm sau vua Açoka sai một hoàng tử và một công chúa qua đó truyền bá đạo Phật. Mặc dầu phải chống cuộc xâm lăng của dân tộc Tamil 3 trong mười lăm thế kỉ mà dân Tích Lan vẫn bảo tồn được nền văn minh phong phú của họ cho tới khi bị người Anh chiếm năm 1815. Về kiến trúc Tích Lan mới đầu xây cất những dagoba tức những điện thờ mái tròn như các stupa ở phương Bắc sau họ mới dựng những ngôi đền lớn như các đền hoang tàn tại cố đô của họ Anuradhapura họ cũng đục được những tượng Phật đẹp nhất và vô số nghệ phẩm khác. Sau công cuộc xây cất Đền Răng Phật ở Kandy dưới triều đại vương cuối cùng của Tích Lan vua Kirti Shri Raja Singha họ không tạo được công trình nào lớn lao nữa. Kế đó họ mất độc lập giới quí tộc suy tàn và không còn bọn người giàu có hiểu nghệ thuật khuyến khích bảo hộ nghệ sĩ nữa. Thật đáng lấy làm lạ ngôi chùa Phật lớn nhất - có vài nhà chuyên môn còn cho là ngôi đền lớn nhất thế giới nữa - không phải ở trên đất Ân mà ở trên đảo Java. Thế kỉ thứ VIII triều đại Shailendra ở Sumatra chiếm được đảo Java đưa đạo Phật lên thành quốc giáo bỏ tiền ra xây cất ngôi chùa vĩ đại Borobudur nghĩa là Chùa Nhiều Phật 4 . Ngôi chùa chính nhỏ thôi có một cách bố trí khá đặc biệt - ở giữa là một stupa nhỏ mái tròn chung quanh có bảy mươi hai cái topa sắp theo hình những vòng tròn đồng tâm. Nếu chỉ có bấy nhiêu thì chùa Borobudur đã có gì là đáng kể Nó vĩ đại là vì có cái bệ mênh mông mastaba vuông vức mỗi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN