tailieunhanh - Đề tài triết học " QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN TRONG “LUẬN NGỮ” "
Bài viết trình bày và phân tích sự phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân của Nho giáo, chủ yếu là trên cơ sở quan niệm của Khổng Tử về quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ. Tác giả chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại người này: một là, trên phương diện làm theo đạo “Trung dung”; hai là, trên phương diện nhận thức về nghĩa và lợi; và ba là, trên phương diện thực hành đạo đức. Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa. | QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN TRONG LUẬN NGỮ TRẦN ĐÌNH THẢO Bài viết trình bày và phân tích sự phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân của Nho giáo chủ yếu là trên cơ sở quan niệm của Khổng Tử về quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ. Tác giả chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại người này một là trên phương diện làm theo đạo Trung dung hai là trên phương diện nhận thức về nghĩa và lợi và ba là trên phương diện thực hành đạo đức. Từ đó bài viết chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc Nho giáo so sánh hai loại người này và mục đích giáo dục của Nho giáo. Ra đời trong hoàn cảnh xã hội rối ren loạn lạc vô đạo Nho giáo rất quan tâm đến việc củng cố trật tự và chế độ đẳng cấp trong xã hội. Ngay từ đầu nó đã rất coi trọng việc phân loại con người chỉ ra địa vị phẩm chất và vai trò của từng hạng người trong xã hội đặc biệt với việc nêu bật sự khác nhau giữa chúng. Từ đó nó vạch ra chính sách cai trị chính sách dùng người giáo dục và đào tạo con người cho phù hợp. Trong chế độ xã hội lúc đó do sản xuất còn ở trình độ thấp nên sự phân công lao động chưa phát triển. Tuy nhiên Nho giáo đã đưa ra nhiều kiểu phân loại con người dựa trên những cơ sở và tiêu chuẩn khác nhau tạo ra những mẫu người khác nhau để phần nào đáp ứng được những yêu cầu nhất định của xã hội trong từng mặt từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ Nho giáo đã đưa ra những mẫu người như bậc thánh bậc thiện nhân bậc hữu hằng bậc thứ tri bậc thành nhân kẻ sĩ kẻ cuồng và kẻ quyến. Nhưng trong các kiểu phân loại đó Nho giáo chú trọng nhất đến sự phân loại theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân trượng phu và thất phu theo tiêu chuẩn chính trị thành hệ thống tước vị xã hội gồm vua và hệ thống quan lại theo tính chất công việc thành người lao lực và lao tâm. Ngoài ra Nho giáo còn có cách phân loại theo năng lực theo bản tính trời phú và theo sự tự rèn luyện của con người. Nhưng xét đến cùng tư tưởng bao trùm vẫn là đề cao sự phân loại theo tiêu chuẩn đạo đức vì nó làm rõ được sự đánh giá về con .
đang nạp các trang xem trước