tailieunhanh - Đề tài triết học " QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN "

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội. | QUAN NIỆM CỦA HÊGHEN VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG Trong bài viết này tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G. về xã hội công dân xã hội dân sự về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước coi nhà nước là cái có trước là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy có thể nói quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn. Qua sách báo và các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây vấn đề xã hội công dân hay xã hội dân sự ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Khái niệm xã hội công dân có một quá trình ra đời và tồn tại khá phức tạp. Nó xuất hiện trong ngôn ngữ phương Tây từ cuối thế kỷ XVI và ở nước ta trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu khái niệm này một cách đầy đủ và đúng đắn. Nghiên cứu các tài liệu hiện có cho thấy có nhiều định nghĩa nhiều ý kiến và tranh luận khác nhau về khái niệm xã hội công dân. Mỗi một cách tiếp cận đều có tính hợp lý của nó tuỳ theo góc độ triết học chính trị học xã hội học luật học. Trong bài viết này chúng tôi muốn đưa ra quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nhằm phần nào làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm này trong một giai đoạn lịch sử triết học trước Mác. Trong tác phẩm Triết học pháp quyền của lĩnh vực đạo đức hay từ của ông dùng là thực thể đạo đức bao gồm ba giai đoạn giai đoạn thứ nhất là gia đình giai đoạn thứ hai là xã hội công dân giai đoạn thứ ba là nhà nước. Học thuyết về xã hội công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất trong Triết học pháp quyền của Hêghen. Theo ông thực thể đạo đức là sự liên kết giữa cá nhân và xã hội còn xã hội con người là sự thể hiện của thực thể đạo đức . Chính điều này đã thể hiện rõ nét chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen. Thực thể đạo đức là giai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.