tailieunhanh - Đề tài triết học " XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - CƠ SỞ CHO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP "

Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng nhằm khẳng định việc xây dựng đạo đức kinh doanh là cơ sở, tiền đề các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh. | XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH - CƠ SỞ CHO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỖ THỊ KIM HOA Trong bài viết này tác giả đã luận chứng nhằm khẳng định việc xây dựng đạo đức kinh doanh là cơ sở tiền đề các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh trước hết là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp đồng thời đó cũng là trách nhiệm của nhà nước của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ cần được quan tâm coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chuyển sang thực hiện cơ chế kinh tế thị trường nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trước đây có một số ý kiến cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản mà cứ nói đến chủ nghĩa tư bản là có gì đó xấu xa và không thể chấp nhận. Ngày nay chúng ta hiểu rõ kinh tế thị trường là một phương thức hoạt động kinh tế có thể tồn tại ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có khả năng thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử kinh tế thị trường càng ngày càng khẳng định được vai trò sức mạnh của nó trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả to lớn đó kinh tế thị trường còn mang những nguy cơ ẩn chứa bên trong cần phải được loại bỏ. Đó là nguy cơ làm băng hoại đạo đức do sự cạnh tranh không lành mạnh vì mục tiêu lợi nhuận chạy theo lối sống thực dụng cá nhân chủ nghĩa thờ ơ với đồng loại nguy cơ hủy hoại môi trường làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để loại bỏ những nguy cơ ấy cần phải có sự đóng góp trách nhiệm của những người tham gia kinh tế thị trường đặc biệt là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Hiện nay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang là vấn đề được tranh luận khá sôi nổi ở nhiều diễn đàn hội thảo khoa học. Cụm từ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Corporate Social Responsibility còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở nước ta. Về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN