tailieunhanh - Một số lý thuyết cơ bản dành cho người quản lý tài chính

Tham khảo tài liệu 'một số lý thuyết cơ bản dành cho người quản lý tài chính', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Một sô lý thuyêt cơ bản dành cho người quản lý tài chính Lý thuyết tài chính được phát triển từ thập kỷ 70 khởi nguồn từ các phương thức tiếp cận pháp luật kế toán và kinh tế các luồng ngân khoản. Tuy nhiên phương thức tiếp cận này nhằm đưa ra một một cái nhìn từ bên ngoài quan tâm tới các nguồn vốn tài chính của các cá nhân hay thể nhân góp vốn. Những đối tượng này nắm giữ các tài sản tài chính actif financier có thể một hoặc nhiều tài sản tạo thành danh mục tài sản tài chính hay còn gọi là danh mục đầu tư . Không phải doanh nghiệp mà là các yếu tố bên ngoài như thị trường hoặc các giao dịch trao đổi mua bán tài sản tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay thậm chí quyết định tới việc quản lý tài sản tài chính. Các quyết định này có liên quan tới khả năng thanh toán solvabilité và khả năng sinh lợi rentabilité . DANH MỤC TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Lý thuyết tài chính doanh nghiệp là phần mở rộng theo khái niệm doanh nghiệp của các mô hình quản lý danh mục tài sản tài chính. Mảng tài chính doanh nghiệp được sinh ra từ sự cân bằng giữa tiền mặt và các tài sản công nghiệp actif industriel từ đòi hỏi tích lũy nguồn vốn sản xuất và tham gia trao đổi. Sự cân bằng này phát sinh ra tài sản tài chính của các nhà đầu tư tài chính và sinh ra vốn tài chính cho doanh nghiệp. Tài sản tài chính là việc giữ một giá trị reserve de valeur cho phép nhận một khoản tiền hoặc có tính thanh khoản như tiền trong tương lai hoặc khi kỳ hạn chấm dứt hoặc khi bán lại tài sản đó cho bên thứ 3 một cách trực tiếp hay thông qua trung gian. Tài sản tài chính vừa chứa đựng tính rủi ro nhưng cũng vừa hứa hẹn một khoản lợi nhuận một khả năng sinh lợi hay một giá trị thặng dư. Quản lý danh mục tài sản tài chính nhằm cân bằng giữa rủi ro và sinh lợi. Tuy nhiên tính thanh khoản và chuyển đổi của tài sản tài chính còn phụ thuộc vào sự tồn tại của thị trường mà ở đó người ta có thể trao đổi mua bán các tài sản tài chính cũng như phụ thuộc vào mức độ thanh khoản của thị trường này. Thị trường .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN