tailieunhanh - Luận văn: Tình hình biến động tỷ giá hối đoái VND/USD giai đoạn 2008-2011 và ảnh hưởng của biến động này đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam

Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng gắn liền với nền kinh tế của các nước trên thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Nó có thể thay đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế | , các doanh nghiệp nhập khẩu không thể bán USD đang nắm giữ để chi trả cho hàng hóa nhập khẩu vì lỗ nặng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Tỷ giá biến động khó lường gây xáo trộn trong kế hoạch sản xuất của kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mặc dù tỷ giá vào đầu năm 2008 có giảm nhưng so với năm 2007 thì tỷ giá VND/USD đã tăng khoảng 9% và đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng cao trong việc thanh toán quốc tế. Việc tăng vượt trội đã làm cho chi phí nhập khẩu và chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao đặc biệt là áp lực lớn đối với doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào. Đồng thời chi phí vay nợ của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Điều đó làm cho chi phí tỷ giá trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng đột biến. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nguyên nhân là do Việt Nam là nước nhập siêu nên nhu cầu hàng nhập khẩu đối với Việt Nam lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có nguyên nhân quan trọng đó là tỷ giá trong đầu năm 2008 giảm mạnh điều đó kích thích hoạt động nhập khẩu của Việt Nam bởi vì cùng sản lượng nhập khẩu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam tốn ít chi phí hơn để đổi ra USD (ngoại tệ) để chi trả cho hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời đồng VND trong giai đoạn này tăng so với USD do tỷ giá giảm nên hàng hóa của Việt Nam không có sức cạnh tranh nhiều so với hàng hóa các nước trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam lại là thị trường Mĩ. Trong khi đó thì hàng hóa của Mĩ lại rẻ tương đối so với hàng hóa của Việt Nam nên lượng nhập khẩu hàng hóa tăng. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng cuối năm 2008, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do hàng hóa nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Tỷ giá VND/USD từ cuối thăng 3/2008 đã tăng mạnh trở lại, tỷ giá mới giảm vào cuối 3/2008 xuống 15800 đồng thì đến khoảng 7/2008 tỷ giá đã ở mức 16800 đồng. Trong giai đoạn này tỷ giá đã biến động trái chiều so với đầu năm, VND mất giá so với USD. Tỷ giá liên ngân hàng lúc này được công bố từ 15946-15960 đồng, đặc biệt trong tháng 6/2008 tỷ giá liên ngân hàng có thể tăng đến 19400 đồng cao hơn rất nhiều so với tỷ giá trần quy định của ngân hàng nhà nước. Nguyên nhân chính của sự mất giá VND là do dấu hiệu cho thấy lạm phát đang có dấu hiệu tăng, khủng hoảng kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, đến hết tháng 6/2008 cán cân thương mại đã xấp xỉ 15 tỷ USD. Đồng thời, trong giai đoạn này giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch mạnh nên các nhà đầu tư có nhu cầu cần nhiều USD để nhập khẩu vàng làm cho cầu USD tăng mạnh. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài cũng lo ngại về nền kinh tế Việt Nam do những tin đồn về lạm phát, khủng hoảng làm giảm lượng lớn USD. Điều đó đã làm cho VND trượt giá so với USD và ngân hàng nhà nước đã quyết định tăng biên độ tỷ giá lên +/- 2% vào cuối 6/2008. Việc mất giá của VND có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hơn vì tỷ giá tăng giúp tỷ giá chính thức gần với tỷ giá trên thị trường tự do và các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mua USD để nhập khẩu nguyên vật liệu hơn, giảm bớt các giao dịch đường vòng, hạn chế được việc gim giữ USD.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.