tailieunhanh - Tổ chức doanh nghiệp và cơ cấu doanh nghiệp

Tiếp loạt bài về Kế hoạch kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, phần tiếp theo tôi xin giới thiệu với các bạn về Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Qua phần này, bạn sẽ trả lời được các câu hỏi như: Bạn có nên liên kết với một đối tác khác không? Loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với bạn nhất? Các điều luật nào có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn? Các chuyên gia có thể giúp gì cho bạn? Bạn có cần liên kết với một đối tác không? "Nếu bạn nhận lời khuyên. | Tổ chức doanh nghiệp Tiếp loạt bài về Kế hoạch kinh doanh và thành lập doanh nghiệp phần tiếp theo tôi xin giới thiệu với các bạn về Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Qua phần này bạn sẽ trả lời được các câu hỏi như Bạn có nên liên kết với một đối tác khác không Loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với bạn nhất Các điều luật nào có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn Các chuyên gia có thể giúp gì cho bạn . Bạn có cần liên kết với một đối tác không Nếu bạn nhận lời khuyên của một người chuyên môn hãy lắng nghe. Người ấy chắc chắn biết nhiều hơn bạn. Tốt nhất là bạn nên lập một danh sách những cái được và không được để ra quyết định về việc có nên lập doanh nghiệp với một đối tác hay không. Những lý do thông thường của việc cùng tham gia lập doanh nghiệp với một đối tác là Về con số thì nó an toàn hơn. Nói cách khác bạn có 2 cái đầu thay vì chỉ 1 cái khi thảo luận và ra quyết định. Bạn không cần phải có mặt ở công ty trong toàn bộ thời gian. Bạn sẽ có thêm người ở đó trông nom công việc chia sẻ công việc với bạn cho phép bạn có thể đi nghỉ và nghỉ trong trường hợp ốm đau. Bạn cũng có thêm một đồng nghiệp với động lực làm việc cao không chỉ đơn thuần là người làm việc hưởng lương. Điều thuận lợi nữa là đối tác sẽ mang lại những kỹ năng bổ sung. Cũng có thể cần đối tác trong việc cùng góp vốn và chia sẻ ruir ro khi việc kinh doanh không theo kế hoạch. Những luận điểm phản đối việc cùng liên kết với một đối tác là Bạn sẽ phải chia sẻ lợi nhuận với đối tác nếu việc kinh doanh thành công. Bạn có thể mất toàn quyền kiểm soát công ty đặc biệt nếu bạn và đối tác gặp khó khăn trong việc ra quyết định. Bạn sẽ phải chia sẻ sự ghi nhận công nhận có được trong trường hợp việc kinh doanh thành công. Đối tác cũng có thể là thảm họa nếu những xét đoán của họ không chính xác. Rủi ro nữa là bạn có thể bị đánh bật ra khỏi công ty và nếu như bạn và đối tác không hòa hợp thì có thể dẫn tới việc một người sẽ mua lại phần của người kia trong công ty. Một số điều cần phải cân nhắc khi quyết

TÀI LIỆU LIÊN QUAN