tailieunhanh - Lý thuyết mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch. | Mô hình phân tích SWOT Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths điểm mạnh Weaknesses điểm yếu Opportunities cơ hội và Threats nguy cơ SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược rà soát và đánh giá vị trí định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh xây dựng chiến lược đánh giá đối thủ cạnh tranh tiếp thị phát triển sản phẩm và dịch vụ. Tôi xin gửi tới các bạn loạt bài giới thiệu về ý nghĩa và nguồn gốc của mô hình SWOT cũng như một số ví dụ hướng dẫn phân tích theo mô hình này. I. Nguồn gốc mô hình phân tích SWOT Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70 nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher Ts. Otis Benepe Albert Humphrey Robert Stewart và Birger Lie. Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi mào cho một phong trào tạo dựng kế hoạch tại các công ty. Cho tới năm 1960 toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có Giám đốc kế hoạch và các Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên tất cả các công ty trên đều thừa nhận rằng các kế hoạch dài hạn này không xứng đáng để đầu tư công sức bởi không có tính khả thi chưa kể đây là một khoản đầu tư tốn kém và có phần phù phiếm. Trên thực tế các doanh nghiệp đang thiếu một mắt xích quan trọng làm thế nào để ban lãnh đạo nhất trí và cam kết thực hiện một tập hợp các chương trình hành động mang tính toàn diện mà không lệ thuộc vào tầm cỡ doanh nghiệp hay tài năng của các chuyên gia thiết lập kế hoạch dài hạn. Để tạo ra mắt xích này năm 1960 Robert F. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN