tailieunhanh - CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ĐẦM LĂN

Công nghệ thi công Bê tông đầm lăn (BTĐL) là một sự kết hợp giữa 2 công nghệ thi công truyền thống: Công nghệ chế tạo bê tông tươi (ít nước, ít ximăng, thêm phụ gia khoáng hoạt tính) và công nghệ vận chuyển, rải san, đầm đất. BTĐL có thể được xem là sự phát triển quan trọng nhất trong công nghệ đập bê tông trong một phần tư thế kỷ qua. Sự ra đời của nó đã làm cho một số dự án đập lớn trở nên khả thi hơn bởi hạ được giá thành từ việc cơ giới hóa công tác thi. | Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ NHIỆT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN . Vũ Thanh Te Trường Đại học Thuỷ lợi THS. Nguyễn Hữu Nghĩa Ban Quản lý Đầu tư và XDTL 6 1. MỞ ĐẦU Công nghệ thi công Bê tông đầm lăn BTĐL là một sự kết hợp giữa 2 công nghệ thi công truyền thống Công nghệ chế tạo bê tông tươi ít nước ít ximăng thêm phụ gia khoáng hoạt tính và công nghệ vận chuyển rải san đầm đất. BTĐL có thể được xem là sự phát triển quan trọng nhất trong công nghệ đập bê tông trong một phần tư thế kỷ qua. Sự ra đời của nó đã làm cho một số dự án đập lớn trở nên khả thi hơn bởi hạ được giá thành từ việc cơ giới hóa công tác thi công tốc độ thi công nhanh sớm đưa công trình vào sử dụng giảm thiểu lao động thủ công cũng như chi phí cho các công trình phụ trợ và chi phí cho biện pháp thi công. Tuy vậy bên cạnh những ưu điểm thì BTĐL cũng còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết . Một trong những tồn tại đó là vấn đề khống chế nhiệt trong quá trình thi công bê tông đầm lăn. Vấn đề này hiện nay đang rất được quan tâm khi thi công các đập BTĐL ở nước ta. Bê tông sau khi đã đổ vào khối đổ nhiệt độ trong khối đổ sẽ không ngừng tăng lên do xi măng thuỷ hoá. Sau đó do toả nhiệt nhiệt độ trong khối đổ sẽ giảm dần đến nhiệt độ ổn định. BTĐL sử dụng ít xi măng hơn bê tông truyền thống vì thế nhiệt lượng thủy hóa trong khối BTĐL nhỏ hơn. Tuy nhiên do đặc điểm thi công nhanh làm cho bê tông vùng giữa đập làm việc ở chế độ gần như đoạn nhiệt không đủ thời gian để bê tông phát tán nhiệt cần thiết trước khi thi công lớp tiếp theo. BTĐL thường được thi công trên một diện tích rộng nên khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời nhiều hơn góp phần làm công trình nóng lên. Mặt khác BTĐL thông thường được thi công trên toàn mặt đập không phân chia khối nhỏ nên sự kiềm chế biến dạng giữa bê tông với nền móng hoặc giữa bê tông cũ và bê tông mới lớn hơn. Khi có sự thay đổi nhiệt độ sẽ làm cho bê tông bị co dãn biến dạng và do sự kiềm chế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG